Uống nhiều cà phê sữa dễ hại gan

Cà phê sữa hay cà phê sữa đá là món "nghiền" của nhiều người mà không biết rằng nó rất độc hại với gan và gây nhiều bệnh lý cho cơ thể.

GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn liệu pháp cho biết, theo dõi trên nhiều bệnh nhân thì thấy có mối liên quan giữa bệnh sỏi túi mật, bệnh viêm gan vàng da vàng mắt, viêm gan siêu vi, nặng hơn là xơ gan với món cà phê sữa, cùng với cà phê sữa đá và món trứng sữa.

Trước năm 1975, có một cuốn sách viết về dinh dưỡng của DS Trương Kế An, có đoạn viết rằng: "Cà phê sữa là một thức uống rất khó tiêu đối với gan". Hợp chất cà phê và sữa phá hoại hoạt động của gan khiến gan không xử lý và phân hóa nổi nên tạo cho người uống cảm giác no giả, không thấy đói, chán ăn, nghĩa là rất giống triệu chứng của bệnh đau gan.


Cà phê sữa tạo cho người uống một cảm giác no giả, chán ăn.

BS Phùng Hoàng Nam, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, chất cafein có tác dụng kích thích rõ rệt đối với hệ thống thần kinh nên sử dụng thường xuyên sẽ không chỉ gây nghiện, gây ngộ độc, dễ bị kích thích, bồn chồn, sợ hãi.

Cơ chế gây độc là chất cafein hấp thu rất nhanh và phân bố toàn cơ thể, đặc biệt là ở gan thành chất hoạt tính là methylxanthine có tác dụng dược lý trên não gây sảng khoái, làm tăng sự tỉnh táo và tăng hoạt tính tâm thần.

Ở người lớn, tác dụng của cafein kéo dài 6 - 12 giờ với thời gian bán hủy là 6 - 8 giờ. Ở trẻ nhỏ, thời gian chuyển hóa chậm hơn tùy theo lứa tuổi và thời gian bán hủy kéo dài hơn 24 giờ. Cơ thể nhậy cảm hơn với cafein nên cũng dễ nhiễm độc.

Đặc biệt hơn nữa, theo GS.TSKH Châu là thói quen uống cà phê sữa ở Việt Nam không giống như nước ngoài là uống với sữa gầy hoặc sữa tươi... mà uống với sữa đặc có đường. Yêu cầu bảo quản sữa đặc là không quá 10oC và hạn sữa không quá 2 năm.

Tuy nhiên, dù được bảo quản kỹ thì sau 12 tháng thường là sữa có hiện tượng sẫm màu, đặc hơn, có khi đóng thành bánh và khi pha nước nóng sữa không tan hoàn toàn vì có cặn, phốt pho, canxi...

Cà phê có độc, sữa khó tiêu cộng với đá lạnh gây xáo trộn nhiệt độ cơ thể một cách vô ích và làm cơ thể càng lúc càng suy yếu, đặc biệt mang nặng sức cản đối với các hoạt động của gan, khiến gan phải gồng mình ra xử lý, dẫn tới bị bệnh. Vì vậy, các chuyên gia đều khuyên, nên hạn chế uống cà phê đá với sữa đặc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News