Uy lực sấm sét của "nỏ thần" nhà Tần: Tầm bắn vượt xa AK47, giúp Tần Vương "bình thiên hạ"
Đây chính là một vũ khí “bá đạo” thời bấy giờ đã góp phần quyết định vào công cuộc giúp Tần Thủy Hoàng “bình thiên hạ”.
Theo các chuyên gia, chiếc nỏ này được coi là huyền thoại vũ khí của riêng quân lính Tần Thủy Hoàng. Nó được thiết kế dựa trên những chiếc cung tên, nhưng độ nhắm chính xác lại tương đương với súng trường AK47 hiện nay.
Hình ảnh nỏ của Tần Tuấn sau khi được phục dựng.
Trong các ghi chép lịch sử, sau khi đánh chiếm được 6 quốc gia, Tần Thủy Hoàng đau đầu tìm cách đối phó với đội kỵ binh hung hãn của Hung Nô. Tương truyền, đội quân này không chỉ mạnh mà còn có tốc độ nhanh vượt bậc.
Chính vì vậy, nỏ nhà Tần ra đời cùng với uy lực được sánh ngang với sấm sét đã trở thành vũ khí bí mật giúp đội quân của Tần Thủy Hoàng đánh đâu thắng đó.
Dựa theo cấu trúc của chiếc nỏ, các nhà khảo cổ ước tính mũi tên bắn ra có thể bắn xa tới hơn 600 bước, tương đương với 831,6m, tức là gấp đôi tầm bắn hiệu quả của súng trường AK47 do Liên Xô sản xuất là 400m.
Cũng theo các chuyên gia khảo cổ, chiếc nỏ mà quân Tần sử dụng dù chưa phải là loại có cự ly bắn xa nhất trong thời Chiến Quốc nhưng nó là loại có kỹ thuật chế tạo đáng kính nể nhất.
Những mũi tên được bảo quản rất hoàn chỉnh.
Được biết, chiếc nỏ được tìm thấy gồm những bộ phận hiếm, rất hoàn chỉnh, không bị vỡ vụn như những chiếc nỏ khác đã từng được khai quật trước đây.
Sau khi phục dựng, các chuyên gia xác định chiếc nỏ nhà Tần được làm từ gỗ, có chiều dài 1,4m, dây cung được làm từ gân động vật, có đường kính 0,8cm. Bên cạnh còn có những chiếc túi đựng mũi tên được bảo quản nguyên vẹn.
Các chuyên gia cho biết, trước đây họ cũng chỉ được biết về loại vũ khí này qua sách sử chứ chưa từng có cơ hội được nhìn thấy tận mắt. Và phát hiện thú vị này có thể coi là thực sự ý nghĩa đối với các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như với những người yêu thích khám phá những bí mật của Tần Thủy Hoàng.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.
