Vắc xin phòng bệnh cứu hàng chục triệu người thoát nghèo

Vào năm 2030, các loại vắc xin sẽ không chỉ cứu mạng sống của hàng triệu người trên thế giới mà còn giúp 24 triệu người ở những nước nghèo nhất thế giới thoát nghèo.

Đó là kết quả nghiên cứu mới nhất do Đại học Harvard phối hợp với Liên minh vắc xin (Gavi) thực hiện và đăng tải trên tạp chí Health Affairs (Các vấn đề sức khỏe) của Mỹ.

Nghiên cứu đã tính toán tác động về mặt sức khỏe và kinh tế của vắc xin phòng chống 10 loại bệnh tại 41 quốc gia đang phát triển.

Ước tính, các loại vắc xin tiêm chủng từ năm 2016 đến 2030 sẽ cứu 36 triệu trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Vắc xin phòng bệnh cứu hàng chục triệu người thoát nghèo
Tiêm vắc xin phòng cúm tại Ajaccio, Corsica, Pháp. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Trong khi đó, chi phí chăm sóc sức khỏe do mắc bệnh đột xuất mỗi năm sẽ đẩy khoảng 150 triệu người vào cảnh đói nghèo, khiến đây là nguyên nhân chính đẩy các gia đình xuống dưới ngưỡng nghèo đói theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới với mức thu nhập dưới 1,9 USD/ngày.

Theo Giám đốc điều hành Gavi, tiến sỹ Seth Berkley, vắc xin không chỉ cứu mạng sống mà còn có tác động lớn về mặt kinh tế đối với các gia đình, cộng đồng và các nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, vắc xin sẽ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giảm số người bị nghèo đi do phải thanh toán chi phí điều trị các bệnh có thể phòng ngừa.

Cụ thể, việc tiêm vắc xin viêm gan B giúp khoảng 14 triệu người thoát nghèo, tiếp đến vắc xin phòng sởi - với 5 triệu người, và vắc xin viêm màng não A - 3 triệu người.

Cho đến nay, vắc xin sởi đã giúp 22 triệu người thoát nguy cơ tử vong tổng số 36 triệu trường hợp được cứu sống trên toàn thế giới do tiêm phòng vắc xin.

Các nhà nghiên cứu kết luận, việc tiêm phòng vắc xin tại những khu vực nghèo nhất thế giới sẽ có tác động mạnh nhất trong giảm số trường hợp tử vong cũng như số người bị rơi vào đói nghèo do chi phí chăm sóc sức khỏe quá cao.

Theo nghiên cứu, đầu tư bền vững vào vắc xin có thể góp phần lớn hơn vào việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Một nghiên cứu do Đại học Johns Hopkins thực hiện đầu năm 2016 và đăng tải trên tạp chí Health Affairs, cứ 1 USD đầu tư vào tiêm chủng thì tiết kiệm được 16 USD phí chăm sóc sức khỏe và mất hiệu suất lao động do bệnh tật gây ra.

Nếu tính lợi ích lớn hơn của việc người dân sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, thì 1 USD đầu tư vào tiêm chủng mang lại mức lãi lên tới 44 USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tác dụng trà đen (hồng trà)

Tác dụng trà đen (hồng trà)

Từ ngàn đời xưa Trà Đen (Hồng Trà) đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một thức uống ngon mà Trà Đen (Hồng Trà) còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…

Đăng ngày: 26/02/2018
Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News