Vắc-xin sởi, quai bị và rubella không gây ra bệnh tự kỷ
Mặc dù vắc-xin có thể giúp phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ, nhưng trong những năm gần đây, nhiều bậc phụ huynh đã không cho con đi tiêm chủng. Nguyên nhân xuất phát từ những lo ngại về các tác dụng phụ nghiêm trọng mà chủng ngừa gây ra.
Một nghiên cứu mới về vắc-xin cho trẻ đã phân tích 20.000 báo cáo khoa học từ năm 2010 đến năm 2013, và chỉ ra rằng vắc-xin tổng hợp sởi, quai bị và rubella (MMR) không dẫn đến bệnh tự kỷ. Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ đập tan nỗi ám ảnh hay thậm chí những cuộc vận động bài xích vắc-xin như của ngôi sao Hollywood Jenny McCarthy và Jim Carrey.
Qua tham khảo 67 bài báo khoa học từ tổng số 20.000 tài liệu được sử dụng, lựa chọn, so sánh các nhóm đối tượng và sự liên kết của chúng, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được tính an toàn của chủng ngừa.
Nghiên cứu được công bố lần đầu trên tạp chí Pediatrics đã đưa ra kết luận không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin tiêm chủng với bệnh bạch cầu hay dị ứng thực phẩm. Vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR) chỉ gây tác dụng phụ trong một vài trường hợp, nghiêm trọng nhất là sốt hoặc co giật. Quan trọng nhất, nghiên cứu chỉ ra rằng "vắc-xin MMR không có liên quan đến bệnh tự kỷ".
Mặc dù vắc-xin đã giúp chống lại nhiều loại bệnh truyền nhiễm, nhiều bậc phụ huynh đã không cho con đi tiêm chủng trong những năm gần đây. Các nhà nghiên cứu của Pediatrics hy vọng các bậc cha mẹ sẽ bị thuyết phục bởi hiệu quả của vắc-xin, được xem như "một trong những thành tựu y tế cộng đồng lớn nhất của thế kỷ 20 với vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ bệnh đậu mùa và kiểm soát bệnh bại liệt, sởi, rubella và các bệnh truyền nhiễm khác tại Mỹ".
Đồng tác giả Courtney Gidengil, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Boston và là giáo sư tại Trường Y Harvard, cho biết trong khi một số bậc cha mẹ vẫn còn e ngại, nghiên cứu nên "tăng cường niềm tin vào lợi ích của vắc-xin và sự tin tưởng của cha mẹ với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng".

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
