Vắc xin tiêu diệt virus bằng cách nào?

Trước tiên chúng ta cần hiểu làm thế nào mà virus khiến chúng ta bị ốm và các tế bào đặc biệt trong cơ thể làm sao để bảo vệ chúng ta chống lại sự lây nhiễm virus.

Virus rất gian manh

Virus làm chúng ta bị ốm khi chúng xâm nhập được vào tế bào của chúng ta. Cách thức chúng xâm nhập rất phức tạp, các nhà khoa học phải nghiên cứu nhiều năm mới hiểu được đầy đủ. Nhưng bạn có thể hiểu nó đơn giản như thế này: virus có thể xâm nhập vào tế bào của chúng ta vì chúng có một chìa khóa mở được khóa cửa của tế bào. Một khi đã vào được bên trong, virus chiếm lấy quyền điều khiển tế bào, biến tế bào thành những nhà máy virus tí hon để tạo ra nhiều virus nữa. Việc này làm cho tế bào căng thẳng, mệt mỏi, đó là khi chúng ta bắt đầu cảm thấy mình bị ốm. 

Những virus được tạo ra trong nhà máy virus tí hon có thể lây lan sang nhiều bộ phận trong cơ thể, làm cho chúng ta ốm nặng hơn. Chúng cũng có thể lây từ người này sang người khác, khiến cho số người bị bệnh tăng lên.

Vắc xin tiêu diệt virus bằng cách nào?
Virus có thể xâm nhập vào tế bào của chúng ta vì chúng có một chìa khóa mở được khóa cửa của tế bào.

Hệ miễn dịch của bạn là lực lượng bảo vệ hữu hiệu

Hệ miễn dịch được cấu thành từ các tế bào miễn dịch, những tế bào đặc biệt sống trong khắp cơ thể. Nhiệm vụ của chúng là tìm kiếm bất cứ dấu hiệu nhiễm bệnh nào và bảo vệ tất cả các tế bào khác khi có mối đe dọa.

Có nhiều loại tế bào miễn dịch cùng làm việc với nhau để ngăn chặn và thậm chí là tiêu diệt virus. Hai loại tế bào miễn dịch rất quan trọng là tế bào B và tế bào T.

Tế bào B tạo ra một vũ khí bí mật gọi là kháng thể. Kháng thể là những hạt hình chữ Y có tính chất kết dính rất cao. Chúng dính vào toàn bộ bề mặt của chiếc chìa khóa của virus khiến cho chìa khóa đó không còn mở được khóa cửa tế bào nữa. Do đó virus không thể chui vào trong tế bào để gây viêm nhiễm.

Nếu virus dùng mánh khóe để lọt qua được các tế bào B và xâm nhập vào trong tế bào thì sẽ bị tế bào T xử lý. Tế bào T giống như những ninja của hệ miễn dịch vậy. Tế bào T tiêu diệt bất cứ tế bào nào bị nhiễm virus để ngăn chặn virus lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta thường xuyên gặp phải các loại virus, ví dụ như virus cảm lạnh thông thường, và những virus này không phải lúc nào cũng làm chúng ta ốm được vì hệ miễn dịch đã bảo vệ chúng ta. Nhưng các tế bào miễn dịch sẽ làm việc tốt hơn nếu đó là những virus mà cơ thể đã gặp trước đây.

Nếu cơ thể chúng ta gặp phải một virus mới, ví dụ như virus corona mới hiện nay, thì các tế bào miễn dịch không thể nhận ra virus này ngay lập tức. Do đó virus có cơ hội nhiễm vào tế bào và làm chúng ta bị ốm.

Vắc xin hướng dẫn cho tế bào miễn dịch nhận biết virus

Tất cả các loại vắc xin đều có một mẩu nhỏ của virus. Các tế bào miễn dịch sẽ nhận ra mẫu virus đó và chỉ cho nhau biết. Nhờ đó tế bào B và T có thể nhận ra và ghi nhớ những mẩu virus này, đôi khi trí nhớ của chúng về các virus có thể kéo dài nhiều năm.

Lần sau, khi cơ thể chúng ta gặp phải virus đó, các tế bào miễn dịch sẽ nhận ra virus ngay và có hành động đáp trả. Nếu tế bào miễn dịch có thể hành động nhanh chóng kịp thời thì chúng ta sẽ không bị ốm, và cơ thể sẽ không tạo ra thêm các virus khác nên không thể lây bệnh sang cho người khác.

Như vậy, hệ miễn dịch là một lực lượng bảo vệ hùng mạnh. Nó bảo vệ bạn hàng ngày để bạn không bị nhiễm bệnh. Nhưng đôi khi nó cần một chút giúp đỡ của vắc xin, đặc biệt là khi có một loại virus mới mà nó chưa gặp bao giờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trí nhớ dài hạn hình thành như thế nào?

Trí nhớ dài hạn hình thành như thế nào?

Trí nhớ dài hạn được kiểm soát bởi quá trình tổng hợp protein trong các tế bào ức chế.

Đăng ngày: 16/10/2020
Chủng virus corona từ lợn ở Trung Quốc có thể

Chủng virus corona từ lợn ở Trung Quốc có thể "nhảy" sang người

Theo một nghiên cứu, một chủng vi rus Corona gây tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng ở lợn có thể lây sang người, báo Anh Express cho biết.

Đăng ngày: 16/10/2020
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cá Hồng

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc cá Hồng

Ngộ độc hải sản nói chung và cá biển nói riêng thường xuyên xảy ra tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là những vùng ven biển.

Đăng ngày: 16/10/2020
Cách ăn mì tôm không gây hại sức khỏe

Cách ăn mì tôm không gây hại sức khỏe

Việc thay đổi cách chế biến mì gói có thể khiến món ăn này trở nên lành mạnh và ngon miệng hơn.

Đăng ngày: 15/10/2020
Cách xử lý khi bị chấy rận ký sinh

Cách xử lý khi bị chấy rận ký sinh

Chấy rận sống trên dà, tóc, hút máu vật chủ, gây ngứa, khó chịu như bị kim chích, có thể nhiễm trùng da đầu và rụng tóc.

Đăng ngày: 15/10/2020
5 loại cá bổ dưỡng mà giá lại rẻ, ăn đúng vào mùa thu thì tốt gấp bội cho sức khỏe

5 loại cá bổ dưỡng mà giá lại rẻ, ăn đúng vào mùa thu thì tốt gấp bội cho sức khỏe

Nếu ăn đúng 5 loại cá này vào trúng thời điểm mùa thu, cơ thể của bạn sẽ được bơm căng tràn sức sống, vô cùng tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 14/10/2020
Cách xử lý khi bị cộm mắt

Cách xử lý khi bị cộm mắt

Cộm là triệu chứng tức thời của bệnh mắt, có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để làm dịu tức thì. - VnExpress

Đăng ngày: 14/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News