Vai trò của cảm biến lactate có trong sinh lý học thể thao

Ngày càng có nhiều thiết bị đeo tay cảm biến lactate nhằm hỗ trợ cho quá trình tập thể thao.

Tuy nhiên, công nghệ này đã làm dấy lên nhiều tranh luận về tính hữu ích trong việc theo dõi mồ hôi trong tập luyện. Theo một bài báo trên ACS Sensors - tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ, các chuyên gia đang tập trung vào việc liệu công nghệ này có thể cải thiện hiệu suất trong khi ngăn ngừa chấn thương cho người tập không.

Vai trò của cảm biến lactate có trong sinh lý học thể thao
Nhiệt độ và độ pH thường ảnh hưởng đến các số đọc điện hóa của lactate.

Đồng tác giả của bài báo là Gaston Crespo và Maria Cuartero - Trợ lý Giáo sư tại Học viện Công nghệ Hoàng gia KTH (Thụy Điển). Hai nhà nghiên cứu cho biết, công nghệ cảm biến lactate được quảng cáo là có thể xác định trong thời gian thực liệu một vận động viên đang gắng sức quá nhiều hay ít. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy.

“Không có đủ bằng chứng về mối liên hệ giữa hiệu suất thể thao và nồng độ lactate. Người ta cũng thiếu hiểu biết về mối liên hệ giữa lactate trong mồ hôi và lactate trong máu, cũng như mối liên hệ với các dấu ấn sinh học khác”, ông Crespo giải thích.

Lactate, hoặc axit lactic, là một sản phẩm phụ của quá trình hô hấp kỵ khí, khi các tế bào cơ chuyển hóa glucose thành năng lượng mà không cần oxy. Việc lấy mẫu máu của vận động viên giúp các nhà khoa học và huấn luyện viên thể thao đánh giá tình trạng hoạt động cũng như thể lực của người tập.

Theo các nhà nghiên cứu, chưa có phương pháp tiếp cận nào được chấp nhận rộng rãi để thu thập và phân tích mồ hôi, cung cấp dữ liệu đáng tin cậy để xác định mối tương quan giữa lactate mồ hôi và lactate trong máu.

Bài báo đưa ra phân tích về trạng thái hiện tại của các cảm biến điện hóa lactate được tích hợp trong thiết bị đeo được. Đồng thời, liệt kê các tính năng chính cần được cải thiện hoặc thay đổi để đạt được thành công trong công nghệ.

Nhiệt độ và độ pH thường ảnh hưởng đến các số đọc điện hóa của lactate. Từ đó, dẫn đến các phép đo thấp hơn nhiều so với mong đợi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã phát triển một cách để cô lập lactate trong mồ hôi bằng cách sử dụng một lớp polymer được thiết kế đặc biệt ở phần bên ngoài của cảm biến.

Polymer khiến enzym trong cảm biến không phản ứng với bất cứ thứ gì ngoài lactate. Đồng thời, cho phép cảm biến đọc nồng độ lactate cao hơn so với các cảm biến điện hóa thường làm.

Nhà nghiên cứu Crespo cho biết, công nghệ này đang được phát triển thông qua một công ty mới - IDRO BV. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Dalarna (Thụy Điển) đang sử dụng công nghệ này để tiến hành các bài kiểm tra trên cơ thể.

Trong đó, các phép đo máu và mồ hôi tương quan với thành tích thể thao của các vận động viên. Ngoài ra, các mẫu mồ hôi được thu thập để xác nhận về hiệu suất của cảm biến.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ra mắt lần đầu tiên trên thế giới: Bao cao su dành cho cả 2 giới

Ra mắt lần đầu tiên trên thế giới: Bao cao su dành cho cả 2 giới

Ông John Tang Ing Chinh, một bác sĩ phụ khoa Malaysia, đã làm ra một loại bao cao su dùng chất liệu màng mỏng trong suốt có độ đàn hồi cao và chống nước tốt, có thể sử dụng cho cả hai giới.

Đăng ngày: 29/10/2021
Ăn nấm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở người?

Ăn nấm có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở người?

Theo các nhà nghiên cứu, nấm có chứa ergothioneine, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và mô trong cơ thể.

Đăng ngày: 28/10/2021
Kẹo ma túy - thuốc lắc ẩn hình

Kẹo ma túy - thuốc lắc ẩn hình

Kẹo ma túy có thành phần tên khoa học là dimethyl (methylenedioxy), phenethylamine, còn gọi ecstasy - loại ma túy tổng hợp gây ảo giác.

Đăng ngày: 27/10/2021
Loại thuốc kỳ quái biến thanh niên cường tráng thành

Loại thuốc kỳ quái biến thanh niên cường tráng thành "thây ma sống"

Một khi sử dụng loại thuốc kỳ quái, những người trẻ tuổi sẽ rơi vào trạng thái như thây ma sống (zombie), đứng ngủ bất động trong nhiều giờ và cử xử vô cùng lạ lùng.

Đăng ngày: 25/10/2021
Căn bệnh khiến ca sĩ Minh Quân phải cắt bỏ 80% dạ dày nguy hiểm ra sao?

Căn bệnh khiến ca sĩ Minh Quân phải cắt bỏ 80% dạ dày nguy hiểm ra sao?

Anh cho biết mình mắc bệnh liên quan đến dạ dày, có triệu chứng viêm loét và nguy cơ bục nên được bác sĩ chỉ định mổ nội soi phải cắt 80% dạ dày.

Đăng ngày: 23/10/2021
Ca ghép thận lợn cho người đầu tiên trên thế giới

Ca ghép thận lợn cho người đầu tiên trên thế giới

Các bác sĩ tại Mỹ đã ghép thành công một quả thận lợn biến đổi gene cho người, mở ra cơ hội cho hàng trăm nghìn bệnh nhân đang chờ được ghép thận trên khắp thế giới.

Đăng ngày: 20/10/2021
Phát hiện gần 2.000 hoá chất chưa xác định trong thuốc lá điện tử

Phát hiện gần 2.000 hoá chất chưa xác định trong thuốc lá điện tử

Nhà nghiên cứu Carsten Prasse cho biết, các phát hiện mới cho thấy, chúng ta biết rất ít về những hóa chất được sử dụng trong thuốc lá điện tử.

Đăng ngày: 20/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News