Vật chất tối đem lại cho nhà khoa học 500.000 đô la
4 nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của vật chất tối. Với phát hiện này, các nhà khoa học sẽ được nhận giải thưởng trị giá 500.000 đô la.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng vật chất tối tồn tại xung quanh chúng ta, tuy nhiên họ chưa nhìn thấy, chạm vào hay nhận biết đó là gì.
Một chiếc nhẫn ma quái của vật chất tối trôi nổi trong cụm thiên hà ZwCl0024 1652, một trong những bằng chứng về sự tồn tại của vật chất tối. Các nhà thiên văn cho rằng vòng vật chất tối đã được sản xuất từ một vụ va chạm giữa hai cụm khổng lồ.
Các nhà thiên văn học Marc Davis, đại học California, Berkeley; George Efstathiou – giám đốc viện vũ trụ Kavli, Cambridge (England); Carlos Frenk – giám đốc Viện vũ trụ điện toán thuộc đại học Durham (Anh); và Simon White – giám đốc Viện vật lý thiên văn Max Planck ở Garching (Đức) đã phát hiện ra vật chất này. Họ sẽ nhận được giải thưởng trị giá 500.000 đô la – giải thưởng vũ trụ uy tín của Quỹ Peter và Patricia Gruber.
Hơn 20 năm qua, các nhà nghiên cứu tạo ra những mô phỏng quan trọng trên máy tính để tìm ra sự phân bố của vật chất trong vũ trụ.
Các nhà khoa học đã thực hiện các phép toán lớn nhằm mô phỏng hàng tỉ năm thiên hà tiến hóa, và chỉ ra rằng một loại vật chất tối cụ thể - những hạt di chuyển chậm được gọi là vật chất tối nguội, có thể sản xuất ra các khối, sợi và khoảng trống có thể quan sát được trong không gian.
Quỹ Peter và Patricia Gruber cho biết: “Không ai biết về vật chất tối hay năng lượng tối là gì. Hiện tại, việc quan sát và lý thuyết chỉ ra rằng vũ trụ gồm 4,6 % vật chất thường, 23,3 % vật chất tối và 72,1% năng lượng tối. Việc mô phỏng các con số (theo chương trình DEFW) đã chỉ ra rằng vũ trụ có nhiều thành phần lạ có cấu trúc gần với những cấu trúc của vật mà chúng ta thấy xung quanh.”

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
