Vật dụng gia đình làm từ rác thải thực phẩm của các nhà thiết kế Nhật Bản
Một nhà thiết kế đến từ Nhật Bản là Kosuke Araki vừa cho ra mắt một bộ sản phẩm, mà thoạt nhìn không ai nghĩ nó được làm từ rác thải thực phẩm.
Nhà thiết kế Kosuke Araki ở thành phố Tokyo đã tạo ra một loạt các bộ đồ ăn từ rác thải thực phẩm tái chế. Bộ sưu tập có tên Anima bao gồm một loạt các chén, đĩa và bát mà Araki đã thực hiện bằng cách kết hợp chất thải thực vật và keo động vật - một loại chất dính làm từ xương và da của động vật.
Với giải pháp này của Araki, rác thải thực phẩm khó phân hủy sẽ được tái sử dụng cho những mục đích tốt đẹp hơn.
Bộ sưu tập Anima.
Bộ sưu tập của Araki được thiết kế với ngôn ngữ tối giản, và nguyên liệu để tạo thành chúng chính là những rác thải thực phẩm, thật khó tin nhưng đó là sự thật!
"Mỗi ngày, chất thải thực phẩm đều được xử lý ở các nhà máy công nghiệp, cũng như những nhà máy có quy mô nhỏ" - Araki nói.
"Mặc dù một số được xử lý thành một cái gì đó hữu ích, hầu hết chúng được xử lý trong các bãi rác, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề môi trường", anh giải thích.
Nguyên liệu để tạo thành chúng chính là những rác thải thực phẩm.
Bộ sưu tập bao gồm các đồ dùng trong bếp như chén, bát, đĩa... Đây là cách để anh có thể truyền đạt thông điệp về môi trường.
Để tạo ra các vật phẩm, Araki đã thu thập và giữ lại lượng chất thải thực phẩm - bao gồm vỏ, da và xương - tất cả được xử lý tại nhà của anh ta trong hai năm, tổng số lượng nặng 315kg.
Anh đốt chất thải thực vật cho đến khi nó trở thành than, đun sôi xương và da động vật thành một chất keo để đúc than thành hình dạng.
Đốt chất thải thực vật cho đến khi nó trở thành than.
Những phế phẩm thực phẩm được Araki thu thập và tái chế thành những đồ nội thất dùng trong bàn ăn.
Cuối cùng, một lớp urushi dày - một loại sơn mài màu đen của Nhật Bản - được sử dụng để phủ lên bề mặt các sản phẩm. "Điều này không chỉ mang lại sự khỏe khoắn bên ngoài mà còn tạo chiều sâu và giúp đánh bóng cho sản phẩm", Araki nói.
Nhà thiết kế đã thu gom rác thải trong hai năm để chứng minh lượng chất thải thực phẩm của mỗi gia đình có thể sản xuất được những món đồ hữu ích.