Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn

Vật liệu được tiết lộ là sản phẩm kết hợp giữa hạt nano bạch kim và sắt có thể tiêu diệt tới 98% vi khuẩn trong vòng 12 giờ sau khi cấy.

Trong thực tế, vấn đề nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra trong 1- 4% các trường hợp sau khi can thiệp phẫu thuật. Trong các ca bệnh nhân bị gãy xương cần cấy ghép, khả năng xuất hiện của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng lên đến 30%. Nếu nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân cần thường xuyên phải có sự can thiệp của các bác sĩ. Trong trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân cũng cần điều trị bằng kháng sinh.

Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn
Vật liệu cấy ghép mới của các nhà khoa học đến từ Nga được cho có khả năng tiêu diệt hàng loạt loại vi khuẩn.

Trong suốt quá trình điều trị, cơ thể bệnh nhân phải chịu áp lực rất lớn. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh rất nhanh phát triển khả năng kháng kháng sinh, và nhiều người bị dị ứng nặng với kháng sinh.

Trước thực trạng này, các nhà khoa học của NUST MISiS và các đồng nghiệp của họ đã phát triển một vật liệu cấy ghép mới với các hạt nano kim loại, có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây bệnh mà không có bất kỳ tác dụng ức chế nào đối với tế bào lympho hoặc tế bào của hệ thống miễn dịch.

"Chúng tôi đã cấy các ion bạch kim và sắt vào một ma trận, đó là lớp phủ tương thích sinh học TiCaPCON (titan-calci-phospho-carbon-oxy-nitơ). Kết quả là, các hạt nano kim loại có kích thước vài nanomet ở trên bề mặt lớp phủ. Khi tiếp xúc với bề mặt vật liệu, màng vi khuẩn có thể bị phá hủy", Viktor Ponomarev, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Bên cạnh đó, khi cấy ghép được khử trùng bằng bức xạ cực tím, một số lượng lớn các gốc tự do được tạo ra, điều này cũng dẫn đến cái chết của vi khuẩn.

Theo các tác giả của nghiên cứu, dù mới ở giai đoạn thử nghiệm, vật liệu mới được phát triển đã tiêu diệt 98% vi khuẩn trong 8-12 giờ, bao gồm các loại vi khuẩn như Staphylococcus Aureus, Epidermal Staphylococcus Aureus, Escherichia Coli và Klebsiella Pneumoniae.

Các nhà khoa học hiện đang xem xét các thử nghiệm của các mẫu thu được và hé lộ một ứng dụng đầy hứa hẹn khác cho vật liệu mới được phát triển có thể là tạo ra các bộ lọc nước trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lá nhân tạo có thể quang hợp

Lá nhân tạo có thể quang hợp "như thật", vừa loại được CO2 lại vừa tạo ra cả oxy và nhiên liệu

“Tiềm năng của hệ thống mới khiến tôi hứng thú vô cùng, khám phá này có thể thay đổi tất cả”.

Đăng ngày: 15/11/2019
Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường

Các nhà khoa học nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường

Bí mật nằm ở cách pha trộn các thành phần tạo nên bê tông.

Đăng ngày: 15/11/2019
Thiết kế pin mới lưu trữ tốt hơn cho lưới năng lượng tái tạo

Thiết kế pin mới lưu trữ tốt hơn cho lưới năng lượng tái tạo

Các nhà khoa học mới đây đã tìm ra giải pháp lưu trữ năng lượng tái tạo ngay cả khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi.

Đăng ngày: 14/11/2019
Robot tự biết lắp ghép như trong phim viễn tưởng

Robot tự biết lắp ghép như trong phim viễn tưởng

Các khối robot được phát triển bởi các nhà nghiên cứu MIT có thể di chuyển độc lập, gắn kết với nhau trong các cấu trúc được xác định trước.

Đăng ngày: 13/11/2019
Đã có công nghệ nhận diện chính xác bạn đang vui hay buồn

Đã có công nghệ nhận diện chính xác bạn đang vui hay buồn

Fujitsu cho biết họ đã đưa ra một công nghệ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi những thay đổi trong biểu hiện của người dùng như hồi hộp hoặc bối rối.

Đăng ngày: 12/11/2019
Các nhà vật lý tìm ra chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao mới

Các nhà vật lý tìm ra chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao mới

Một nhóm các nhà khoa học vật lý đã tìm ra một vật liệu siêu dẫn mới ở nhiệt độ rất cao, đạt kỷ lục từ trước tới nay.

Đăng ngày: 12/11/2019
NASA ra mắt máy bay điện đầu tiên

NASA ra mắt máy bay điện đầu tiên

NASA công bố phiên bản đầu tiên của máy bay chạy bằng điện có tên X-57 Maxwell, trước khi tiếp tục hoàn thiện với kế hoạch lần đầu bay thử trong năm 2020.

Đăng ngày: 12/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News