Vật liệu mới giúp ngăn chặn ô nhiễm
Các chuyên gia hóa học đến từ trường Đại học California, Santa Cruz đã phát triển một loại vật liệu mới có tên là SLUG-26, được sử dụng để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm thông qua quá trình trao đổi ion.
Tên hóa học của SLUG-26 là copper hydroxide ethanedisulfonate. Nó có một cấu trúc phân lớp của những tấm phẳng mang điện tích dương với khả năng giữ lại những ion âm. Nghiên cứu này đã được Giáo sư Oliver và các cộng sự của ông đến từ trường Đại học California đăng tải trên Tạp chí Hóa học Angewandte của Mỹ.
Nhà khoa học Honghan Fei (Nguồn: News.ucsc.edu)
Scott Oliver, Giáo sư chuyên ngành hóa học đến từ trường Đại học California cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra được những vật liệu mới có thể ngăn chặn những chất gây ô nhiễm hay các chất độc hại. Kết quả thử nghiệm đã cho thấy, quá trình trao đổi này hoàn toàn hiệu quả”.
Hiện, các nhà khoa học đang tập trung vào việc nghiên cứu, sử dụng SLUG-26 để thu giữ chất phóng xạ nhân tạo Tecneti (Technetium). “Đây là một vấn đề khó giải quyết bởi sự biến đổi nhanh chóng của môi trường, do đó các chuyên gia khoa học cần nghiên cứu và tìm ra những phương pháp mới để ngăn chặn nó”, Giáo sư Oliver giải thích.
Scott Oliver đã nghiên cứu cho ra đời loại vật liệu mới đầy hứa hẹn trong tương lai. (Nguồn: News.ucsc.edu)
Trong những cuộc nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã sử dụng mangan để thay thế cho nguyên tố phóng xạ nhân tạo Tecneti. Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tập trung nghiên cứu nguyên tố phóng xạ nhân tạo Tecneti để xem liệu SLUG-26 có thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình như nó đã từng làm trong những cuộc nghiên cứu trước đây hay không.
Theo Giáo sư Oliver thì, vật liệu mới này có thể được sử dụng trong thực tế cuộc sống hay không thì vẫn còn phải xem xét, tùy thuộc vào thuộc tính của nó. Tuy nhiên, dù sao nó cũng có những kết quả, tín hiệu tích cực.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
