Vật thể có khối lượng gấp 3.500 lần Trái đất dẫn đường đến "hành tinh thứ 9"

Hành tinh không lồ mang tên HD 106906 b quay quanh một hệ sao đôi cách chúng ta 366 năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc, tức tương đương 3.500 Trái đất của chúng ta.

Theo Hubblesite (NASA/ESA), đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn đo được chuyển động của một hành tinh khổng lồ quay cực xa ngôi sao mẹ. Nó có thể chính là "phiên bản trong gương" của hành tinh thứ 9 bí ẩn của Hệ Mặt trời, thứ hiện hữu như một bóng ma ở vùng tối bên ngoài "vành đai Kuiper" (vành đai các vật thể nằm từ quỹ đạo của hành tinh xa nhất đã biết là sao Hải Vương cho đến khoảng cách 44 đơn vị thiên văn tính từ Mặt trời).

Vật thể có khối lượng gấp 3.500 lần Trái đất dẫn đường đến hành tinh thứ 9
Ảnh đồ họa mô tả hành tinh bí ẩn có thể là phiên bản hoàn hảo của "hành tinh thứ 9" - (Ảnh: HUBBLE/NASA/ESA)

Theo tiến sĩ Meiji Nguyen từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ), từ lâu sự tồn tại của hành tinh thứ 9 đã là một thách thức lớn. Bằng chứng về nó xuất hiện qua cách mà các vật thể ở khu vực vành đai Kuiper bị tác động, giúp các nhà khoa học tính được hành tinh thứ 9 phải to đến vài ngàn lần Trái đất và có một lực hấp dẫn khổng lồ. Nhưng sự tồn tại của một hành tinh quá lớn nhưng quá xa sao mẹ lại thách thức các lý thuyết, bên cạnh việc không ai có thể quan sát nó trực tiếp.

HD 106906 b đã cho thấy "hành tinh thứ 9" hoàn toàn có thể tồn tại, bởi nó nằm cách xa cặp sao mẹ tới 730 đơn vị thiên văn, tức 730 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Một năm ở thiên thể này tương đương 15.000 năm trên Trái đất, bởi nó phải mất rất lâu để đi giáp vòng quanh sao mẹ. Hubble cũng cho thấy nó có quỹ đạo cực lệch và nằm bên ngoài đĩa mảnh vụn giống như Vành đai Kuiper.

Kết quả đã được xác định bằng rất nhiều siêu kính viễn vọng khác trên toàn thế giới và hứa hẹn sẽ được phơi bày rõ hơn khi James Webb của NASA được phóng lên không gian trong thập kỷ tới. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astronomical Journal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
18 phi hành gia được NASA huấn luyện để hạ cánh trên Mặt trăng

18 phi hành gia được NASA huấn luyện để hạ cánh trên Mặt trăng

Ngày 9/12, NASA đã công bố danh sách 18 phi hành gia sẽ được huấn luyện cho chương trình hạ cánh lên mặt trăng Artemis, một nửa trong số này là phụ nữ.

Đăng ngày: 14/12/2020
Hiện tượng thiên văn hiếm gặp: Nhật thực toàn phần trùng với mưa sao băng Geminids

Hiện tượng thiên văn hiếm gặp: Nhật thực toàn phần trùng với mưa sao băng Geminids

Mưa sao băng Geminid sẽ đạt đỉnh cùng thời điểm nhật thực toàn phần khiến bầu trời ở một số khu vực tại Nam Mỹ chìm trong bóng tối.

Đăng ngày: 13/12/2020
Hành tinh khổng lồ từng

Hành tinh khổng lồ từng "hất văng" mầm sự sống đến Trái đất?

Nhóm khoa học gia từ Đại học Rochester (Anh) đã tái hiện lại lịch sử hệ Mặt Trời bằng một mô hình ngoạn mục, lý giải cách Trái Đất được sinh ra là một hành tinh có thể sống được.

Đăng ngày: 13/12/2020
Kính viễn vọng Hubble phát hiện tinh vân

Kính viễn vọng Hubble phát hiện tinh vân "cá đuối" mờ đi bất thường

Kính viễn vọng không gian Hubble quan sát thấy tinh vân Hen 3-1357 mờ đi rõ rệt chỉ trong thời gian ngắn.

Đăng ngày: 12/12/2020
Choáng váng tìm ra thứ sinh ra sự sống trong 3 thiên thạch

Choáng váng tìm ra thứ sinh ra sự sống trong 3 thiên thạch

Ba thiên thạch nổi tiếng rơi xuống New Zealand, Mỹ và Canada chứa một phân tử hữu cơ đặc biệt có thể chính là tiền chất của các khối xây dựng sự sống từng được bạn bè chúng mang đến Trái đất sơ khai.

Đăng ngày: 11/12/2020
Bão Mặt trời khổng lồ di chuyển đến Trái đất

Bão Mặt trời khổng lồ di chuyển đến Trái đất

Sau nhiều tháng không nhiều hoạt động, Mặt trời đã " thức tỉnh" với một đợt phun trào nhật hoa, hay còn gọi là bão Mặt trời, vào ngày 7 12 với một phần hướng đến Trái Đất.

Đăng ngày: 11/12/2020
Động cơ chở người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

Động cơ chở người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng

Blue Origin, công ty hàng không vũ trụ do CEO Amazon, Jeff Bezos, sáng lập, hé lộ động cơ hạ cánh trên Mặt Trăng BE-7, thử nghiệm thành công lần 4 hôm 4/12.

Đăng ngày: 11/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News