Vật thể khiến khoa học bối rối: Hành tinh "nâng cấp" thành "quái vật"

Một chiến dịch tìm kiếm bạn đồng hành ngoài hành tinh đã đưa các nhà khoa học đến một vật thể gây bối rối, có khối lượng gấp 15 lần sao Mộc.

Theo Sci-News, nhóm tác giả dẫn đầu bởi tiến sĩ Jackie Faherty từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ, đồng sáng lập dự án "Backyarl Worlds: Planet 9", W1243 là một vật thể đồng hành quay quanh một ngôi sao trẻ kiểu K0 tên BD+60 1417, nằm cách chúng ta khoảng 146 năm ánh sáng trong chòm sao Ursa Major (Đại Hùng).

Vật thể khiến khoa học bối rối: Hành tinh nâng cấp thành quái vật
Hình ảnh về hệ sao BD+60 1417 - (Ảnh: Léopold Gramaize / Backyard Worlds: Planet 9 project)

Vật thể này quay rất xa ngôi sao mẹ của nó, cách khoảng 1.662 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời, mang những dấu hiệu gợi ý rằng nó là một hành tinh.

Tuy nhiên nó lại có khối lượng gấp 15 lần sao Mộc, trong khi một trong những tiêu chuẩn để phân biệt giữa hành tinh và sao lùn nâu là khối lượng gấp 13 lần sao Mộc.

Sao lùn nâu là những vật thể giống như một ngôi sao thất bại, vì không thể tạo được phản ứng nhiệt hạch phù hợp để trở thành sao, nhưng lại là thứ gì đó cao cấp hơn một hành tinh. Chúng thường nhỏ hơn ngôi sao nhiều nhưng lại quá to lớn so với một hành tinh.

Nhưng một trong những đặc điểm của sao lùn nâu là "sinh ra từ hư không", tức dường như hình thành trực tiếp từ đám mây phân tử nơi nó trú ngụ giống như ngôi sao chứ không phải từ đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao nào cả.

Vật thể mới tìm thấy, vừa to lớn quá chuẩn so với hành tinh, nhưng lại có sao mẹ nên cũng khó có thể là sao lùn nâu. Các nhà khoa học cho rằng nó là một hành tinh "quái vật", kỳ lạ và có phần "cao cấp" hơn các hành tinh thông thường như Trái đất hay gã khổng lồ sao Mộc.

Theo tiến sĩ Faherty, họ vẫn đang tiếp tục xem xét các khả năng và nếu có thể khẳng định W1243 là một hành tinh, nó sẽ giúp mở rộng định nghĩa hành tinh cũng như phạm vi mà người ta có thể tìm thấy một hành tinh quanh những ngôi sao xa xôi.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
3

3 "bóng ma" đào thoát từ lỗ đen quái vật: "con non" dần trưởng thành

G2, thứ từng được nghi ngờ là một ngôi sao khổng lồ lang thang gần lỗ đen quái vật ở trung tâm thiên hà chứa Trái Đất, không hề bị xé toạc và tạo ra pháo hoa vũ trụ như dự đoán trước đó.

Đăng ngày: 16/12/2021
Lần đầu tiên tàu vũ trụ NASA

Lần đầu tiên tàu vũ trụ NASA "chạm" tới Mặt trời

Lần đầu tiên một tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiến sát mặt trời sau khi xuyên qua vùng khí quyển đầy trở ngại bao quanh ngôi sao khổng lồ này.

Đăng ngày: 16/12/2021
Quả cầu plasma Mega phun ra từ ngôi sao giống như mặt trời

Quả cầu plasma Mega phun ra từ ngôi sao giống như mặt trời

Một phiên bản nhỏ của Mặt trời gần đây đã tạo ra một vụ phun trào khí plasma từ tính lớn hơn gấp 10 lần so với bất kỳ một ngôi sao giống mặt trời nào từng được nhìn thấy.

Đăng ngày: 16/12/2021
Elon Musk “nhá hàng” dự án biến CO2 trong khí quyển thành nhiên liệu tên lửa

Elon Musk “nhá hàng” dự án biến CO2 trong khí quyển thành nhiên liệu tên lửa

Nhân ngày lên trang nhất tờ TIME, Elon Musk công bố dự án thú vị, giải quyết nhiều vấn đề một lúc.

Đăng ngày: 15/12/2021
Lần đầu tiên giao đồ ăn cho đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất

Lần đầu tiên giao đồ ăn cho đơn đặt hàng từ ngoài Trái đất

Dịch vụ giao hàng đầu tiên gửi thức ăn lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS giúp phi hành gia trải nghiệm một dịch vụ thú vị mới.

Đăng ngày: 15/12/2021
Lỗ đen quái vật của thiên hà chứa Trái đất sống dậy?

Lỗ đen quái vật của thiên hà chứa Trái đất sống dậy?

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy quái vật đang ngủ ở trung tâm thiên hà chứa Trái Đất Milky Way đã bất ngờ thức giấc nhiều lần, nuốt chửng nhiều ngôi sao mà không ai hay.

Đăng ngày: 15/12/2021
NASA giới thiệu công nghệ mới giúp theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất

NASA giới thiệu công nghệ mới giúp theo dõi các tiểu hành tinh gần Trái đất

Thuật toán mới đang được NASA phát triển, hứa hẹn giúp phát hiện sớm các tiểu hành tinh có nguy cơ cao lao vào bầu khí quyển Trái đất.

Đăng ngày: 15/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News