Vật thể không gian bí ẩn biến Trái đất thành hành tinh sống được
Các nhà khoa học Pháp tuyên bố họ đã tìm ra được lớp đá không gian đặc biệt giúp Trái đất được sinh ra như một hành tinh đại dương và có sự sống.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science khẳng định 13 viên thiên thạch mang tên enstatite chondrites chính là thành viên của "gia đình thiên thạch" đã biết Trái đất thành hành tinh đại dương hàng tỉ năm trước.
Các khối đá không gian cổ xưa này là một dạng kết hợp hóa học của các đồng vị oxy, titan, canxi... Nó rất hiếm khi được tìm thấy trong các thiên thạch rơi xuống Trái đất, tuy nhiên lại mang những đặc điểm tương đồng kỳ bí với đá của Trái đất. 2 đồng vị hydro của loại thiên thạch này cũng cùng thành phần với nước trong lớp phủ của Trái đất.
Các khối xây dựng hành tinh được tập hợp trong Hệ Mặt trời sơ khai đã mang sẵn "hạt giống" đại dương - (ảnh minh họa từ Internet).
Ngoài ra, thành phần đồng vị của các đại dương hoàn toàn tương đương với mẫu nước được tạo ra trong phòng thí nghiệm, với 95% là nước từ các enstatite chondrites.
Kết quả đã xác định lớp thiên thạch kỳ dị này từng xuất hiện vô số trong Hệ Mặt trời sơ khai và chính là các khối xây dựng hành tinh, giúp hình thành nên phần cốt lõi của Trái đất và các hàng xóm. Nó đã cung cấp cho hành tinh của chúng ta một lượng nước khổng lồ, một trong những điều kiện hàng đầu của sự sống.
Điều này phần nào lý giải cho sự hiện diện phổ biến của nước trên các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Các hành tinh trong "vùng sự sống" khác như sao Kim hay sao Hỏa được cho là từng có đại dương. Các hành tinh ngoài vùng sự sống có bằng chứng về nước cũng phổ biến, như dấu hiệu của đại dương ngầm như sao Hải Vương, sao Thiên Vương hay nước trong biển mây của sao Mộc...
Trước đây, giới khoa học tin rằng Trái đất sơ khai khô cằn và đại dương hình thành nhờ các "chuyến tàu" thiên thạch, sao chổi, trong đó kẻ đáng nghi nhất là lớp thiên thạch carbonaceous chondrites. Tuy nhiên thành phần của loại thiên thạch này lại ít tương đồng với đá Trái đất. Phát hiện mới này cho thấy tuy nước trên Trái đất cũng như toàn bộ vật liệu hình thành nên Hệ Mặt trời có nguồn gốc không gian xa xôi, nhưng rõ ràng các đại dương đã có sẵn trong những viên gạch đầu tiên kiến tạo Trái đất.
Công trình dẫn đầu bởi nhà khoa học Trái đất danh tiếng - tiến sĩ Laurette Piani từ Trung tâm Nghiên cứu Địa hóa và Thạch học (CRPG) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia thuộc Đại học Lorrane (Pháp).

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
