Vật thể lạ chết một nửa lao nhanh giữa thiên hà chứa Trái đất

Một hiện tượng chưa từng thấy đã xảy ra trên bầu trời, hậu quả là một vật thể lạ trong tình trạng xác sống đang bay khắp Milky Way với tốc độ khoảng 900.000km/giờ.

Theo phân tích ban đầu của các nhà thiên văn từ Đại học Warwick (Anh), đó là một ngôi sao lùn trắng bất thường, dường như chỉ chết một nửa và việc nó lao nhanh khắp thiên hà Milky Way chứa Trái đất là một điều không thể tin nổi.

Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu của Kính viễn vọng Hubble để tìm hiểu bầu khí quyển, và phát hiện ra sao lùn trắng này có thành phần khí quyển bất thường. Sao lùn trắng thường có bầu khí quyển hầu như toàn bằng hydro hoặc heli, thỉnh thoảng có dấu vết hiếm hoi, mờ nhạt của carbon hoặc oxy từ lõi. Bởi nó là một ngôi sao đã chết, các nguyên tố khác đã rời bỏ. Nhưng ngôi sao đặc biệt này có rất nhiêu carbon, natri và nhôm trong bầu khí quyển!


Hình ảnh mô tả vụ đào tẩu ngoạn mục của vật thể lạ - (ảnh đồ họa từ Mark Garlick)

Các nguyên tố đặc biệt của vật thể lạ này chính là thứ được tạo ra trong các phản ứng nhiệt hạch để khởi động một siêu tân tinh – cú bùng nổ cuối đời của một ngôi sao. Tuy nhiên sự thiếu vắng của các nguyên tố sắt, niken, chrom và mangan cho thấy siêu tân tinh đó chưa hề hiện hữu.

Các bằng chứng trên dẫn đến từ một vụ đào thoát ngoạn mục: vật thể lạ lùng này là thành viên của một cặp sao nhị phân đã đi về phía cuối đời, bùng nổ thành siêu tân tinh. Nhưng một trong 2 đã trốn thoát, bắn ra khỏi siêu tân tinh của ngôi sao kia và, và có thể là "siêu tân tinh một phần" của chính nó, sống sót để rồi lao tự do trong không gian của các vì sao.

Theo giáo sư Boris Gaensicke từ Khoa Vật lý của Đại học Warwick, thành viên nhóm nghiên cứu, ngôi sao này còn đặc biệt độc đáo bởi khối lượng chỉ 40% so với Mặt trời, một khối lượng nhỏ so với các sao lùn trắng khác. Đặc điểm này càng củng cố giả thuyết đào thoát từ siêu tân tinh một phần: cái chết một nửa, một vụ nổ mới xảy ra một nửa đã tước đi bớt khối lượng của nó nhưng không đủ giết nó.

Cú bắn của siêu tân tinh như một ná cao su cực mạnh, khiến ngôi sao bật nhanh khỏi quỷ đạo và không biết đến bao giờ mới có thể dừng lại.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Royal Astronomical Society.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News