Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái đất
Đây là khoảnh khắc ấn tượng mà các nhà thiên văn nghiệp dư nhìn thấy một vật thể bí ẩn đâm vào Sao Mộc.
Sao Mộc thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư. Họ tập trung quan sát với hi vọng sẽ khám phá ra những bí ẩn chưa được nhiều người biết đến về gã khổng lồ khí trong hệ mặt trời.
Gần đây, nhà thiên văn học Harald Paleske, Đức đang quan sát bóng của mặt trăng Io của sao Mộc, tạo ra nhật thực thì phát hiện ra vụ va chạm.
Ánh sáng nhìn thấy được, kéo dài khoảng hai giây trong bầu khí quyển của hành tinh.
Harald Paleske cho biết: "Một tia sáng chói loà khiến tôi ngạc nhiên. Tôi đã chụp ảnh lại từng khung hình và hi vọng xác định được điều gì gây ra tia sáng bất ngờ đó".
Theo Harald Paleske mô tả, ánh sáng nhìn thấy được, kéo dài khoảng hai giây trong bầu khí quyển của hành tinh. Điều này loại trừ khả năng có một vệ tinh trôi nổi trên sao Mộc.
Các chuyên gia cho biết có hàng trăm tiểu hành tinh có thể va chạm với sao Mộc mỗi năm. Hành tinh lớn nhất hệ mặt trời, với khối lượng gấp 318 lần Trái đất, hoạt động giống như một bức tường phong ngăn chặn các vật thể tấn công Trái đất. Tuy nhiên, để chụp được một sự kiện như vậy từ Trái đất là rất hiếm.
Đầu tháng 9, nhà thiên văn José Luis Pereira, Brazil đã chụp được tia sáng từ São Paulo. Anh cho biết là người quan sát lâu năm anh vô cùng ngạc nhiên khi thấy ánh sáng khác trên sao Mộc. Anh đã gửi thông tin cho Marc Delcroix của Hiệp hội Thiên văn Pháp, người này xác nhận sự kiện được nhìn thấy trong đoạn phim của anh là một va chạm trên sao Mộc.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra sự việc tấn công sao Mộc là vào năm 1994. Từ đó đến nay có khoảng 7 vụ được ghi nhận chính thức. Trong vụ va chạm đầu tiên, thủ phạm gây ra cho sao Mộc là sao chổi Shoemaker-Levy 9 (SL9).
Sao Mộc gây ra nhiều bất ngờ cho các nhà thiên văn học chuyên nghiệp và những người chỉ đơn giản là quan tâm đến các hành tinh.
Tháng trước, các nhà khoa học tại Đại học Leicester đã cùng các chuyên gia tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA lập bản đồ nhiệt của hành tinh này.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hạt tích điện thoát ra từ mặt trăng núi lửa Io của sao Mộc, bị từ trường của hành tinh này giữ lại, tạo ra cực quang cực tím.
Các bức ảnh về sao Mộc cho thấy những đám mây xoáy dày đặc nhưng trên thực tế chúng chỉ dày khoảng 50km. Ngay cả những người không có kính thiên văn cũng có thể phát hiện ra sao Mộc trên bầu trời. Nó là vật thể sáng thứ ba trong hệ mặt trời, sau sao Kim và Mặt trăng.