Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?

Tàu thăm dò Mặt trời đã phá kỷ lục về vật thể nhanh nhất con người từng chế tạo. Con tàu này được giao nhiệm vụ chụp ảnh cận cảnh vành ngoài của Mặt trời và nó vừa phá kỷ lục của chính mình trước đó.

Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?
Hình minh họa tàu thăm dò đang tiếp cận Mặt trời. (Ảnh: Naeblys/Adobe).

Tàu thăm dò Mặt trời tiếp tục phá kỷ lục về vật thể nhanh nhất từng được con người chế tạo. Con tàu này được giao nhiệm vụ chụp ảnh cận cảnh vành ngoài của Mặt trời và nó vừa phá kỷ lục của chính mình trước đó.

Vào ngày 29/6 vừa qua, tàu thăm dò Mặt trời di chuyển với tốc độ 635.266km/giờ. Đây là lần thứ hai con tàu này đạt tốc độ này kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2018 và nó có thể sẽ lại bay với tốc độ cao như vậy hay thậm chí phá vỡ kỷ lục đó trong tương lai.

Di chuyển với tốc độ như vậy tức là con tàu đi nhanh hơn cả tốc độ của âm thanh khoảng 500 lần. Tốc độ tối đa mà các nhà chế tạo dự kiến nó có thể đạt được trong quá trình hoạt động là 692.000km/giờ và có thể con tàu sẽ đạt được tốc độ này vào năm 2025.

Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?
Chụp ảnh vành nhật hoa ở khoảng cách gần là nhiệm vụ của tàu thăm dò Mặt trời. (Ảnh: muratart/Adobe).

Tàu thăm dò Mặt trời là một trong những thành tựu công nghệ vĩ đại nhất của chúng ta. Được thiết kế để chịu được bức xạ và sức nóng nguy hiểm của Mặt trời, con tàu có thể tiến gần hơn bất kỳ con tàu nào khác tới quả cầu plasma luôn hoạt động rất mạnh này.

Con tàu này đã giúp chúng ta thu thập được nhiều dữ liệu hơn về hoạt động của Mặt trời. Nó đã hoàn thành 20 lượt bay qua ngôi sao này trong sáu năm qua.

Rất khó để có một vật thể nhân tạo nào phá được kỷ lục của tàu thăm dò Mặt trời trong thời gian tới, nhưng nếu điều đó xảy ra thì khả năng sẽ là một con tàu vũ trụ khác, và có lẽ là một con tàu được thiết kế với động cơ nhiệt hạch hạt nhân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hoạt động trở lại sau khi chịu cuộc tấn công kép hiếm hoi từ thiên thạch và bão Mặt Trời.

Đăng ngày: 22/07/2024
Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Nếu hố đen bay tới gần Trái đất, nó có thể khiến hành tinh nóng lên, đại dương bay hơi và sự sống không thể tồn tại.

Đăng ngày: 22/07/2024
“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

Sự xuất hiện không mong đợi của " quái vật" PJ308-21 trong dữ liệu của James Webb đã làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học lâu đời.

Đăng ngày: 21/07/2024
Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh

Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh

Sinh vật mà các nhà khoa học gọi là " tổ tiên chung cuối cùng của vũ trụ" này sống cách đây 4,2 tỉ năm tuổi.

Đăng ngày: 21/07/2024
Trạm năng lượng Mặt trời trong không gian: Lớn gấp 100 lần trạm ISS, đủ cung cấp điện cho gần 1 triệu hộ gia đình

Trạm năng lượng Mặt trời trong không gian: Lớn gấp 100 lần trạm ISS, đủ cung cấp điện cho gần 1 triệu hộ gia đình

Việc xây dựng trạm năng lượng Mặt trời trong không gian có khả thi không?

Đăng ngày: 20/07/2024
Xuất hiện hành tinh mới quay ngược, biến hóa đáng sợ

Xuất hiện hành tinh mới quay ngược, biến hóa đáng sợ

Trên hành tinh bí ẩn TIC 241249530b, khí hậu có lúc chỉ như mùa hè trên Trái đất, có lúc lại hóa " địa ngục" làm tan chảy cả titan.

Đăng ngày: 20/07/2024
Sao Thủy có thể chứa lớp kim cương dày tới 15km

Sao Thủy có thể chứa lớp kim cương dày tới 15km

Mô phỏng mới chỉ ra lớp kim cương dày gần 15km có thể ẩn sâu bên dưới bề mặt sao Thủy, giúp lý giải một số bí ẩn lớn nhất, bao gồm cấu tạo và từ trường kỳ dị của hành tinh.

Đăng ngày: 19/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News