Ve hút máu khủng long nguyên vẹn 99 triệu năm trong mộ hổ phách

Con ve hút máu khủng long 99 triệu năm trước chết cứng với cơ thể nguyên vẹn nhìn rõ cả lông và răng trong nấm mộ hổ phách bao quanh.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh tập trung vào một con ve chưa trưởng thành bám vào sợi lông khủng long, chết cứng hàng triệu năm trước bên trong nấm mồ bằng nhựa cây nay đã hóa thành hổ phách, theo Live Science. Phát hiện gây chú ý được miêu tả cùng các mẫu vật khác, cung cấp thêm bằng chứng về loài ve chuyên hút máu khủng long.


Loài ve trong khối hổ phách. (Video: National Geographic).

Các nhà khoa học suy đoán những loài khủng long có lông chắc chắn chứa ký sinh trùng giống như chim ngày nay. Những con ve tìm thấy trong hổ phách rất giống loài ve hiện đại, cho thấy chúng có thói quen ký sinh tương tự. Nhưng trước đây, không có hóa thạch nào trực tiếp chứng minh mối quan hệ giữa khủng long và loài động vật chân đốt nhỏ xíu sống dựa vào cơ thể chúng.

Con bọ bám trên sợi lông và đồng loại của nó được phát hiện bên trong 4 khối hổ phách Miến Điện bóng loáng, tìm thấy ở Myanmar. Các nhà sưu tập tư nhân mua số hổ phách chú ý đến những vật thể nhỏ bên trong và chia sẻ thông tin với nhà cổ sinh vật học kiêm đồng tác giả nghiên cứu Ricardo Pérez-de la Fuente ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học Oxford, Anh.

Sau khi kiểm tra kỹ hơn các khối hổ phách, nhóm nghiên cứu mới nhận ra vật thể ở một trong số đó là một con ve chưa trưởng thành mắc vào sợi lông khủng long. Phát hiện trực tiếp gắn một ký sinh trùng với vật chủ của nó kiểu này đặc biệt hiếm trong ghi chép hóa thạch, theo Pérez-de la Fuente. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 12/12 trên tạp chí Nature Communications.

Con ve đến từ loài Cornupalpatum burmanicum thuộc một nhóm phổ biến ngày nay là ve cứng, có cấu trúc giống chiếc khiên trên lưng để bảo vệ chúng khỏi bị vật chủ đè nát. Trong giai đoạn chưa trưởng thành, loài ve này rất phàm ăn và tích cực hút máu.

Khối hổ phách có niên đại vào giữa kỷ Phấn trắng, giúp loại trừ khả năng chiếc lông thuộc về một loài chim hiện đại xuất hiện ở cuối quá trình tiến hóa của khủng long chân thú.

Ve hút máu khủng long nguyên vẹn 99 triệu năm trong mộ hổ phách
Con ve mắc vào một sợi lông khủng long khi chết. (Ảnh: National Geographic).

Các hóa thạch bảo quản trong hổ phách giữ nguyên hình dạng 3D và thể hiện những chi tiết mô mềm đặc biệt thường bị mất đi nếu trở thành hóa thạch đá, khiến cho chúng có chất lượng khó mẫu vật nào sánh bằng. "Chúng tôi có thể quan sát những chi tiết nhỏ nhất như lông, thậm chí răng ở phần miệng của con ve, các cấu trúc đâm xuyên qua mô, cho phép con ve bám vào da vật chủ", Pérez-de la Fuente nói.

Hổ phách cũng giúp lưu lại một phần môi trường hệ sinh thái cổ đại, giúp các nhà khoa học xem xét tương tác giữa hai loài, trong trường hợp này là sợi lông mà con ve bám vào. Đặc trưng này chắc chắn sẽ bị mất nếu sợi lông được bảo quản giữa lớp đá.

Do ve và những loài ký sinh khác dành phần lớn cuộc đời ở trên cơ thể vật chủ, chúng có ít khả năng bị mắc kẹt trong nhựa cây cổ đại và bọc trong nấm mồ hổ phách hơn so với côn trùng như kiến và mối.

Phát hiện cũng hé lộ cách một số loại bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền giữa những loài khủng long có lông. Loài ve ngày nay là vật truyền bệnh phổ biến cho động vật có vú, chim và bò sát. Có thể cách đây hàng triệu năm, ve cũng mang vi khuẩn gây bệnh qua lại giữa các vật chủ mà chúng ký sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mỹ: Tìm ra hóa thạch voi ma mút “khủng” vạn năm tuổi

Mỹ: Tìm ra hóa thạch voi ma mút “khủng” vạn năm tuổi

Voi ma mút là loài động vật rất lớn thời tiền sử và có thể sở hữu cặp ngà dài tới 3,5 mét.

Đăng ngày: 13/12/2017
Mộ tập thể hé lộ thảm kịch sau vụ đắm tàu 400 năm trước

Mộ tập thể hé lộ thảm kịch sau vụ đắm tàu 400 năm trước

Các nhà khảo cổ tìm thấy một ngôi mộ tập thể chứa hài cốt của 5 hành khách trên tàu Batavia ở đảo Beacon, Tây Australia, National Geographic hôm 7/12 đưa tin.

Đăng ngày: 12/12/2017
Tiếng gầm khiến người nghe dựng tóc gáy của khủng long bạo chúa

Tiếng gầm khiến người nghe dựng tóc gáy của khủng long bạo chúa

Theo giáo sư Clarke, sự thiếu thiện cảm của chúng ta với những âm thanh như vậy có thể bắt nguồn từ ký ức bẩm sinh về những loài săn mồi nguy hiểm đã bị lãng quên từ lâu.

Đăng ngày: 11/12/2017
Khai quật lăng mộ Ai Cập 3.500 năm chứa xác ướp

Khai quật lăng mộ Ai Cập 3.500 năm chứa xác ướp

Các nhà khảo cổ tiến hành nghiên cứu hai lăng mộ được xây dựng cách đây khoảng 3.500 năm ở thành phố Luxor.

Đăng ngày: 11/12/2017
Những báu vật của vương quốc cổ tại Nam bộ xưa

Những báu vật của vương quốc cổ tại Nam bộ xưa

Nhẫn, vòng, trang sức dát vàng cùng những chuỗi hạt của người dân Phù Nam khoảng 1.500 năm trước tại Nam bộ lần đầu được trưng bày ở Sài Gòn.

Đăng ngày: 11/12/2017
Khai quật hóa thạch sinh vật biển 530 triệu năm vẫn còn mắt

Khai quật hóa thạch sinh vật biển 530 triệu năm vẫn còn mắt

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hóa thạch bọ ba thùy với mắt phải có thể là con mắt cổ xưa nhất từng phát hiện.

Đăng ngày: 08/12/2017
Phát hiện hóa thạch

Phát hiện hóa thạch "khủng long thiên nga" kỳ dị ở Mông Cổ

Hóa thạch 75 triệu năm ở Mông Cổ thuộc về con khủng long trông như tổ hợp lai kỳ dị giữa thiên nga, cá sấu, vịt và đà điểu.

Đăng ngày: 08/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News