Vệ tinh Ấn Độ chụp được ảnh hẻm núi lớn nhất trong Hệ mặt trời trên sao Hỏa
Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) khởi động dự án nghiên cứu sao Hỏa vào tháng 11/2013 với kinh phí 74 triệu đô la (so với 671 triệu đô la của dự án vệ tinh Maven của NASA). Đây là nỗ lực đầu tiên của nước này trong nhiệm vụ nghiên cứu liên hành tinh và họ đã có những thành công bước đầu rất lớn.
Ấn Độ chụp được ảnh hẻm núi Ophir Chasma trên sao Hỏa
Vệ tinh thuộc dự án, Mangalyaan của họ đã chụp được và gởi về những hình ảnh của dãy núi Valleys Marineris trên bề mặt sao Hỏa.
Trước đó, hơn 1/2 các dự án tiếp cận sao Hỏa của Ấn Độ bị thất bại, ở lần này, vệ tinh Mangalyaan đã tiếp cận quĩ đạo của hành tinh đỏ hồi tháng 9 năm ngoái và nó bắt đầu tiến hành sứ mạng nghiên cứu cho đến nay. Ngày 19/7 vừa rồi, vệ tinh đã chụp được ảnh của Ophir Chasma, một hẻm núi có độ sâu lên tới 317 km và rộng tới 62 km. Nó gởi những hình ảnh quang phổ nhiệt của hẻm núi này về Trái đất với độ phân giải lên tới 96 MP.
"Ophir Chasma là một phần của hệ thống hẻm núi lớn nhất trong thái dương hệ, gọi là Valles Marineris. Các bức tường của dãy núi chứa có rất nhiều lớp, đồng thời nền cũng chứa trữ lượng lớn các vật chất. Những hình ảnh này được chụp lại vào ngày 19/7/2015 ở độ cao 1857 km so với bề mặt sao Hỏa, với độ phân giải 96 megapixel." ISRO cho biết.
Mục tiêu chính của dự án là thu thập dữ liệu từ sao Hỏa để chứng minh cho thế giới biết về khả năng phát triển công nghệ hàng không vũ trụ của Ấn Độ. Album ảnh của dãy núi Ophir Chasma có thể xem ở trang web của ISRO.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
