Vệ tinh của Boeing phát nổ trong không gian
Sự cố liên quan đến vệ tinh Intelsat 33e, được phóng vào năm 2016 với nhiệm vụ cung cấp thông tin liên lạc cho khu vực châu Âu, châu Á và châu Phi.
Theo thông cáo báo chí từ Intelsat, sự cố xảy ra vào ngày 19/10 khi vệ tinh gặp phải một sự cố kỹ thuật, nỗ lực sửa chữa cùng với Boeing đã không thành công. Đến ngày 21/10, Lực lượng Không gian Mỹ xác nhận vệ tinh đã phát nổ.
Vệ tinh Intelsat EpicNG do Boeing chế tạo. (Nguồn: Boeing).
Sự cố này đã khiến nhiều khách hàng của Intelsat mất điện hoặc gián đoạn dịch vụ truyền thông. Công ty hiện đang phối hợp với các nhà cung cấp bên thứ ba để giảm thiểu tác động và giữ liên lạc với khách hàng nhằm giải quyết sự cố.
Lực lượng Không gian Mỹ cho biết, họ đang theo dõi khoảng 20 mảnh vỡ từ vệ tinh này và khẳng định "không có mối đe dọa trực tiếp" đến an toàn không gian, đồng thời tiếp tục tiến hành đánh giá thường xuyên.
Trong khi đó, cơ quan vũ trụ Nga, Roscosmos, ghi nhận hơn 80 mảnh vỡ từ vụ nổ và xác định rằng sự phá hủy của vệ tinh diễn ra ngay lập tức với năng lượng cao.
Sự cố này xảy ra trong bối cảnh Boeing đang chịu áp lực từ dư luận về các vấn đề sản xuất của mình. Trước đó, hãng đã gặp phải hàng loạt sự cố liên quan đến máy bay, bị tố cáo bởi người trong nội bộ và đang đối mặt với các cuộc điều tra liên bang.
Điển hình, hai phi hành gia đã bị mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sau khi tàu Starliner của Boeing gặp trục trặc, khiến họ không thể trở về Trái Đất. Dự kiến, họ sẽ trở lại vào đầu năm 2025.
Cũng trong tuần này, Boeing báo cáo khoản lỗ quý 3 lên tới hơn 6 tỷ USD. Đầu tháng 10, CEO mới của công ty, Kelly Ortberg, thông báo sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động. Hiện hàng chục nghìn công nhân của Boeing vẫn đang đình công để phản đối các điều kiện làm việc.
Vụ nổ của vệ tinh Intelsat 33e không chỉ là một sự cố kỹ thuật mà còn làm dấy lên những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng và an toàn trong quy trình sản xuất của Boeing.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
