Vệ tinh của Việt Nam chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ

Nano Dragon, vệ tinh được chế tạo 100% tại Việt Nam chưa bắt được tín hiệu từ mặt đất sau 22 ngày tách khỏi tên lửa đẩy.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) cho biết sau 22 ngày các vệ tinh lên quỹ đạo, hiện còn 2 trên tổng số 9 vệ tinh phóng ở lần thử nghiệm công nghệ này này chưa bắt được tín hiệu từ trạm mặt đất. Các vệ tinh này là NanoDragon của Việt Nam và ARICA từ trường Đại học Aoyama Gakuin, Nhật Bản.

“Hiện nay, các kỹ sư của VNSC vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm tín hiệu của NanoDragon. Chúng tôi tin rằng quá trình chế tạo NanoDragon đã mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học cho các kỹ sư và đội ngũ cán bộ của trung tâm trong các giai đoạn”, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết.

Vệ tinh của Việt Nam chưa bắt được tín hiệu sau 22 ngày lên vũ trụ
NanoDragon được phóng lên vũ trụ ngày 9/11. (Ảnh: The Yomiurishimbun).

Vệ tinh NanoDragon chính thức được phóng lên quỹ đạo vào 7h55 sáng 9/11 (giờ Việt Nam) bằng tên lửa Epsilon 5 từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản). Trước đó, vụ phóng đã bị hoãn 3 lần.

Trong lần phóng đầu vào ngày 1/10, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phải hoãn do sự cố kỹ thuật ở thiết bị radar mặt đất, có nhiệm vụ giám sát vị trí và tốc độ của Epsilon 5.

Lần phóng tiếp theo được lên lịch vào sáng 7/10 nhưng tiếp tục bị hoãn do thời tiết xấu tại bãi phóng.

Đến ngày 28/10, JAXA công bố kế hoạch phóng tên lửa Epsilon 5 vào 7/11 song trước khi phóng 2 ngày, cơ quan vũ trụ thông báo hủy đợt phóng do dự báo thời tiết không thuận lợi. Đến sáng 9/11, tên lửa này mới được phóng sau 3 lần bị hoãn.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước tiêu chuẩn 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System – AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Đây là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016-2020". Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm vệ tinh được thực hiện tại Việt Nam bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Trước NanoDragon, VNSC từng chế tạo vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1 kg), phóng lên quỹ đạo và thu được tín hiệu vào năm 2013. Trong khi đó, vệ tinh MicroDragon (50 kg) được chế tạo bởi 36 cán bộ VNSC dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản. Thiết bị này được phóng thành công lên quỹ đạo vào tháng 1/2019 và đã thu nhận ảnh chụp từ vệ tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy

Phát hiện cặp hố đen sắp lao vào nhau ở khoảng cách gần Trái đất chưa từng thấy

Giới thiên văn học phát hiện cặp siêu hố đen gần Trái đất nhất từ trước tới nay, có điều cặp đôi này đang trên bờ vực va chạm.

Đăng ngày: 03/12/2021
Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ

Trung Quốc chế tạo vật liệu mới cho bề mặt tàu vũ trụ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một màng phức hợp nano polyimide 2 lớp kiểu mới có thể sử dụng bảo vệ hiệu quả hơn các bề mặt bên ngoài của tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 03/12/2021
Mặt trời

Mặt trời "dội nước" xuống Trái đất, tạo ra đại dương?

Mặt Trời, hay cụ thể là gió Mặt Trời có thể chính là nguồn cung cấp hạt mầm cho các đại dương của Trái Đất, cũng là điều kiện cho mọi sinh vật và chính chúng ta được ra đời.

Đăng ngày: 02/12/2021
NASA hủy đi bộ không gian vì mảnh rác vũ trụ

NASA hủy đi bộ không gian vì mảnh rác vũ trụ

NASA hoãn chuyến đi bộ không gian hôm 30/11 để đề phòng nguy cơ từ mảnh rác vũ trụ bay quá gần trạm ISS.

Đăng ngày: 02/12/2021
Kính viễn vọng Hubble ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Prawn hình thành sao

Kính viễn vọng Hubble ghi lại hình ảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Prawn hình thành sao

Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được một khung cảnh tuyệt đẹp của Tinh vân Prawn lơ lửng trong không gian sâu.

Đăng ngày: 01/12/2021
Đón chờ nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2021

Đón chờ nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2021

NASA cho biết nhật thực toàn phần duy nhất trong năm nay sẽ diễn ra hôm 4/12 nhưng chỉ có thể quan sát toàn bộ sự kiện từ Nam Cực.

Đăng ngày: 01/12/2021
Ngôi nhà của bạn sẽ trông như thế nào khi ở trên 8 hành tinh khác nhau?

Ngôi nhà của bạn sẽ trông như thế nào khi ở trên 8 hành tinh khác nhau?

Hãy tưởng tượng thử ngôi nhà của chúng ta trên các hành tinh như thế nào bạn nhé.

Đăng ngày: 30/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News