Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới sắp phóng lên không gian
Vệ tinh gỗ WISA Woodsat chỉ dài 10cm, nặng 1kg, dự kiến phóng lên quỹ đạo từ New Zealand cuối năm 2021.
Các công ty Phần Lan Arctic Astronautics, UPM Plywood và Huld thông báo kế hoạch phóng vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới cuối năm nay, IFL Science hôm 22/4 đưa tin. Vệ tinh mang tên WISA Woodsat, làm bằng ván ép với lớp phủ đặc biệt để chịu được điều kiện khắc nghiệt ngoài không gian. Nó cũng được trang bị bộ cảm biến và các camera gắn vào một chiếc gậy selfie.
Thiết kế nhỏ gọn của vệ tinh WISA Woodsat. (Ảnh: WISA Plywood).
"Vệ tinh gỗ với gậy selfie chắc chắn sẽ mang đến sự thích thú, nhưng đây là một thử nghiệm khoa học nghiêm túc. Ngoài kiểm tra độ bền của gỗ ép, vệ tinh này cũng sẽ kiểm chứng công nghệ liên lạc vệ tinh sóng vô tuyến, thực hiện vài thí nghiệm công nghệ thứ cấp, kiểm chứng nền tảng Kitsat trên quỹ đạo, đồng thời giúp nhiều người dân biết và hiểu về công nghệ không gian hơn", Jari Makinen, quản lý nhiệm vụ WISA Woodsat, phát biểu.
Nếu thành công, nhiệm vụ sẽ chứng minh gỗ là giải pháp thay thế rẻ và sẵn có cho vật liệu chế tạo phương tiện ngoài không gian. NASA có thể chưa phóng vệ tinh làm hoàn toàn bằng gỗ lên quỹ đạo trong tương lai gần, nhưng đây chắc chắn là một ý tưởng thú vị và đáng quan tâm trong công cuộc khám phá vũ trụ.
WISA Woodsat được thiết kế dựa trên mẫu vệ tinh nano Kitsat. Đây là vệ tinh tí hon mà các trường đại học hoặc người yêu vũ trụ có thể dùng để thực hiện thí nghiệm. Kitsat đang có giá bán khoảng 1.500 USD và được sử dụng chủ yếu cho mục đích giáo dục, đôi khi cũng dùng để nghiên cứu lâu dài.
Vệ tinh WISA Woodsat chỉ dài 10cm, nặng 1kg, trang bị 9 tấm pin mặt trời nhỏ để hoạt động trên quỹ đạo. Nó sẽ bay lên không gian nhờ tên lửa Electron của Rocket Lab, mẫu tên lửa hai tầng hoạt động từ năm 2017. Vụ phóng dự kiến diễn ra tại New Zealand cuối năm nay.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
