Vệ tinh khổng lồ có thể trở thành "sao" sáng nhất bầu trời

Vệ tinh BlueWalker 3 với diện tích bề mặt ăng-ten lên tới 64m2 sẽ phản chiếu lượng lớn ánh sáng Mặt Trời, cản trở việc quan sát thiên thể.

Vệ tinh BlueWalker 3 của công ty Mỹ AST SpaceMobile phóng lên quỹ đạo nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Florida, lúc 21h20 hôm 10/9 (giờ địa phương). Vệ tinh được thiết kế nhằm thử nghiệm một công nghệ kết nối di động, bao gồm cả Internet 4G hoặc 5G, trực tiếp từ vệ tinh tới điện thoại, giúp phủ sóng những khu vực xa xôi.

Vệ tinh khổng lồ có thể trở thành sao sáng nhất bầu trời
Minh họa vệ tinh dịch vụ điện thoại di động BlueWalker 3 của AST SpaceMobile trên quỹ đạo. (Ảnh: Nokia/AST SpaceMobile).

Bay quanh Trái Đất ở độ cao 500km, vệ tinh nặng 1.500kg này sẽ triển khai ăng-ten khổng lồ dài 8 m với diện tích bề mặt 64m2 - tương đương kích thước của một sân bóng quần. Bề mặt phẳng và lớn này sẽ phản chiếu rất nhiều ánh sáng Mặt Trời, có thể khiến vệ tinh trở nên cực kỳ nổi bật khi quan sát từ dưới mặt đất.

Với giới thiên văn học, các vệ tinh sẽ tạo ra những vệt sáng trong ảnh chụp từ kính viễn vọng dưới mặt đất, cản trở việc quan sát thiên thể ở xa. "Chúng tôi cảm thấy lo ngại. BlueWalker 3 có thể là thứ sáng nhất trên bầu trời đêm, thậm chí sáng hơn cả sao Kim", John Barentine, nhà thiên văn tại công ty Dark Sky Consulting, cho biết. sao Kim hiện là thiên thể sáng thứ hai trên bầu trời đêm, chỉ sau Mặt trăng.

Barentine cũng lo lắng về công nghệ truyền sóng trực tiếp đến điện thoại di động của vệ tinh mới. Công nghệ này đòi hỏi một chùm sóng vô tuyến mạnh để kết nối với điện thoại của người dùng. Điều đó có thể gây trở ngại cho thiên văn học vô tuyến, lĩnh vực đòi hỏi các thiết bị siêu nhạy để nghiên cứu vũ trụ. "Chúng tôi lo ngại về mức năng lượng trong chùm tia đó", Barentine nói.

AST SpaceMobile dự định phóng khoảng 100 vệ tinh lớn hơn BlueWalker 3 mang tên BlueBirds, bắt đầu từ năm 2023. Chúng có thể lớn hơn gấp đôi BlueWalker 3 và thậm chí còn sáng hơn. "Vật thể càng sáng thì càng gây nhiều thiệt hại cho những bức ảnh chụp bầu trời đêm", Barentine nói.

Luật pháp quốc tế không giới hạn kích thước của vệ tinh, nhưng vụ phóng mới có thể làm nổi bật những hạn chế trong các quy định hiện hành, theo Chris Johnson, cố vấn luật không gian tại tổ chức Secure World Foundation. "Tôi coi đây là sự xâm phạm quyền khám phá vũ trụ của các nhà thiên văn", ông nói.

Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã cấp giấy phép thử nghiệm cho BlueWalker 3. Tuy nhiên, giấy phép đầy đủ cho các vệ tinh tiếp theo của AST SpaceMobile có thể phụ thuộc vào hiệu suất và tác động của BlueWalker 3.

"Đa số nhà thiên văn đều chấp nhận rằng sẽ có nhiều vệ tinh hơn trong tương lai. Điều họ muốn là 'chung sống' một cách hòa bình. Chúng ta không thể biến các vệ tinh thành vô hình", Barentine nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mảnh hành tinh chết rơi xuống Trái đất, chứa kho báu làm chao đảo giới khoa học

Mảnh hành tinh chết rơi xuống Trái đất, chứa kho báu làm chao đảo giới khoa học

Các nhà khoa học cuối cùng cũng tìm ra lời giải về lonsdaleite, loại siêu kim cương đã khiến họ bối rối trong nhiều năm qua, với những tính chất không tương đồng với bất cứ thứ gì hiện hữu trên Trái đất.

Đăng ngày: 14/09/2022
So sánh ảnh chụp của kính James Webb với ảnh 100 năm trước

So sánh ảnh chụp của kính James Webb với ảnh 100 năm trước

Kính viễn vọng không gian mới và mạnh nhất của NASA, James Webb, đang mang tới những hình ảnh sắc nét về các vật thể xa xôi ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 14/09/2022
Hình ảnh chi tiết chưa từng có về đất Mặt trăng

Hình ảnh chi tiết chưa từng có về đất Mặt trăng

Trung Quốc hôm 10/9 trưng bày những hình ảnh có độ chi tiết cao về các hạt đất mà tàu Thường Nga 5 mang về từ Mặt trăng.

Đăng ngày: 14/09/2022
Đêm nay, thế giới chiêm ngưỡng Mặt trăng

Đêm nay, thế giới chiêm ngưỡng Mặt trăng "nuốt" một hành tinh

Sự kiện đặc biệt mang tên sự huyền bí Mặt Trăng tác động lên Sao Thiên Vương sẽ kéo dài trong suốt 3 giờ rưỡi kể từ 20 giờ 41 phút ngày 14-9 theo giờ GMT.

Đăng ngày: 14/09/2022
Hình ảnh tinh vân Orion sắc nét từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Hình ảnh tinh vân Orion sắc nét từ kính viễn vọng 10 tỷ USD

Một nhóm nghiên cứu hôm 12/9 đã công bố những hình ảnh sắc nét của Tinh vân Orion được chụp bằng kính viễn vọng James Webb.

Đăng ngày: 14/09/2022
Phát hiện hành tinh quay nhanh nhất trong vũ trụ, chỉ mất 0,0014 giây để quay một vòng!

Phát hiện hành tinh quay nhanh nhất trong vũ trụ, chỉ mất 0,0014 giây để quay một vòng!

PSR J1748−2446ad cách Trái đất khoảng 18.000 năm ánh sáng, hiện là thiên thể quay nhanh nhất trong vũ trụ được biết đến.

Đăng ngày: 13/09/2022
Cận cảnh tàu New Shepard phát nổ do gặp sự cố bất thường

Cận cảnh tàu New Shepard phát nổ do gặp sự cố bất thường

Sự thất bại mà tàu New Shepard gặp phải đã nhắc nhở chúng ta rằng việc phóng tàu vũ trụ vẫn là quá trình không hề dễ dàng.

Đăng ngày: 13/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News