Vệ tinh Landsat 8 chụp ảnh hàng triệu pin mặt trời nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh Landsat 8 chụp ảnh công viên năng lượng mặt trời rộng hơn 5.700 ha trên sa mạc Thar, nơi có tổng công suất 2.245 MW.

Với nhiệt độ cao, đất cằn cỗi, nguồn nước hạn chế và gió bão thường xuyên, thị trấn Phalodi trên sa mạc Thar của Ấn Độ là một nơi vô cùng khắc nghiệt để sinh sống. Tuy nhiên, sự dồi dào về không gian mở và ánh nắng lại giúp khu vực xa xôi ở miền tây bang Rajasthan này trở thành nơi lý tưởng để thu năng lượng mặt trời.


Một phần Công viên Năng lượng mặt trời Bhadla trong ảnh chụp hôm 26/1 của vệ tinh Landsat 8. (Ảnh: NASA Earth Observatory/Lauren Dauphin)

Công viên Năng lượng mặt trời Bhadla bắt đầu xuất hiện trong ảnh vệ tinh từ năm 2015. Giờ đây, hàng triệu tấm pin mặt trời bao phủ Phalodi, mang lại ánh kim loại cho cảnh quan từng chỉ có màu nâu và cát. Ảnh chụp với màu sắc tự nhiên của vệ tinh Landsat 8 hôm 26/1 cho thấy quy mô của Công viên Năng lượng mặt trời Bhadla nhìn từ không gian.

Công viên Năng lượng mặt trời Bhadla rộng hơn 5.700 ha, bằng khoảng 1/3 diện tích của Washington D.C. Công trình có tổng công suất 2.245 MW và là một trong số những công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Việc xây dựng nơi này gần đây đã giúp Rajasthan vượt qua Karnataka, trở thành bang có công suất năng lượng mặt trời được lắp đặt lớn nhất Ấn Độ.

Bầu trời quang đãng của sa mạc Thar mang đến lượng ánh nắng dồi dào, nhưng những cơn bão bụi thường xuyên xuất hiện lại gây ra thách thức về mặt kỹ thuật. Chúng phủ nhiều lớp khoáng vật và cát lên các tấm pin mặt trời, cản trở quá trình sản xuất điện.

Một số nhà vận hành lựa chọn triển khai hàng nghìn robot lau dọn trên các tấm pin, một chiến lược nhằm giảm nhu cầu về người lao động và giảm lượng nước cần thiết để làm sạch. Theo một số nghiên cứu mới, ảnh vệ tinh cũng có thể hỗ trợ cho công việc này bằng cách giúp các công ty xác định lượng bụi tích tụ và tối ưu hóa hoạt động lau dọn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News