Vệ tinh mới của NASA có thể dự đoán hạn hán và lũ lụt

Vệ tinh NASA giờ đây ngoài chức năng thám hiểm vũ trụ xa xôi, cung cấp tri thức về những gì ngoài trái đất thì có thể theo dõi các hiện tượng thời tiết cực đoan, dự đoán thiên tai hạn hán lũ lụt.

Vệ tinh NASA trong thời gian gần đây đã được điều chỉnh để tập trung vào việc theo dõi chính trái đất từ trên cao, quan sát và nghiên cứu về biến đổi khí hậu và những hậu quả của nó. Đội ngũ các trạm vũ trụ làm công việc này đang ngày một gia tăng, sau một thời gian khá dài trì hoãn, cuối cùng, vệ tinh chuyên trách đảm đương việc theo dõi các hiện tượng thời tiết có khả năng dự báo thiên tai hạn hán lũ lụt đã được dự kiến ngày đưa lên quĩ đạo.


Vệ tinh NASA sẽ giúp dự đoán và cảnh báo hạn hán lũ lụt. (Ảnh minh họa)

SMAP là vệ tinh chuyên để theo dõi sự thay đổi của độ ẩm trên bề mặt trái đất, cung cấp tầm nhìn từ ngoài vũ trụ về độ ẩm và ảnh hưởng của nó tới các khu vực. SMAP được thiết kế để đo độ ẩm của các khu vực trên trái đất mỗi 3 ngày hoặc ít hơn. Các dữ liệu thu thập được sẽ giúp dự đoán hạn hán và lũ lụt, giúp con người có biên pháp đối phó, ước tính năng suất cây trồng, nâng cao hiểu biết của con người về qui trình và sự biến đổi của các dòng độ ẩm, ảnh hưởng của nó tới thời tiết và cuộc sống.

SMAP được thiết kế với các ăng ten giống với cánh tay robot, có thể di chuyển và xoay quanh trục mỗi 4 giây, điều này giúp nhũng chiếc ăng ten có thể lập được sơ hồ hình ảnh độ ẩm trên bề mặt trái đất, tính toán lượng ẩm dựa trên các tín hiệu vi sóng.


Vệ tinh NASA với tên gọi SMAP sẽ cung cấp nhiều thông tin quí giá về thời tiết trái đất. (Ảnh minh họa)

Những thông tin thu được sẽ gửi về trái đất để phân tích, từ đó có thể dự đoán được nơi nào sẽ có hạn hán hoặc sẽ có lũ lụt, giúp con người chủ động tìm biện pháp đối phó, thậm chí nó còn có thể chỉ ra sự liên quan mật thiết của nước ngầm với vòng tuần hoàn các bon và sự ổn định của thời tiết.

Dự kiến vệ tinh SMAP của NASA sẽ được phóng lên quĩ đạo vào ngày 29 tháng 1 tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News