Vệ tinh nặng 1,3 tấn rơi xuống Trái đất trong tuần này

Một vệ tinh đã cũ và không còn hoạt động sẽ rơi xuống Trái đất dự kiến vào ngày 28/7.

Theo thông tin từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), vệ tinh Aeolus dự kiến sẽ trở lại hành tinh của chúng ta sau 5 năm hoạt động trên quỹ đạo.


Hình minh họa cho thấy vệ tinh Aeolus hoạt động trên quỹ đạo tầm thấp. Vệ tinh sẽ trở lại bầu khí quyển của Trái đất trong tuần này (Ảnh: ESA).

Được biết, vệ tinh này dài 1,9 mét, rộng 1,74 mét, cao 2 mét, và có trọng lượng khoảng 1,3 tấn. Nó đã hoạt động từ năm 2018, với vai trò là vệ tinh đầu tiên có khả năng đo gió trên hành tinh của chúng ta từ không gian.

Sứ mệnh của Aeolus đã kéo dài lâu hơn rất nhiều so với kế hoạch ban đầu là 1 năm. Hệ quả là vệ tinh đã gần như cạn kiệt nhiên liệu, và rơi xuống Trái đất với tốc độ tăng dần.

Hiện, ESA đang cố gắng điều hướng Aeolus quay trở lại an toàn bằng cách sử dụng một chút nhiên liệu còn sót lại bên trong tàu. Quá trình này bắt đầu với một số thao tác được thực hiện từ xa, giúp vệ tinh hạ thấp độ cao từ 280km xuống còn 250km và đưa nó vào quỹ đạo hình elip.

Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, vào ngày 26/7, ESA sẽ tiếp tục hạ thấp độ cao của vệ tinh xuống 150km. Tất cả sự chuẩn bị này nhằm đáp ứng cho thao tác cuối cùng, được thực hiện vào ngày 28/7, khi các nhà khoa học của ESA sẽ đưa ra mệnh lệnh cuối cùng cho Aeolus là hạ cánh xuống vùng biển Đại Tây Dương.

Theo ESA, nguy cơ Aeolus va chạm với các tàu vũ trụ khác trong quá trình điều hướng là rất thấp. Ngay cả khi sự cố xảy ra, thì nó cũng khó trở thành một mối đe dọa, do khu vực vệ tinh hạ cánh hầu như không có dân cư.

"Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào, chúng tôi đã tính đến các kịch bản và rủi ro kết hợp với các đánh giá tại thời điểm đó", Isabel Rojo Escude-Cofiner, Giám đốc điều hành chương trình phóng tàu vũ trụ tại ESA cho biết.

Tất nhiên, việc vệ tinh hạ cánh an toàn không có nghĩa là nó còn nguyên vẹn. Các nhà khoa học của ESA dự đoán sẽ có khoảng 80% khối lượng của Aeolus bị bốc cháy do tiếp xúc với bầu khí quyển của Trái đất. 20% còn lại sẽ văng xuống Đại Tây Dương và nhanh chóng chìm xuống đáy biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News