Vệ tinh NASA tiết lộ nơi lạnh nhất trên Trái đất
Theo NASA, nơi lạnh nhất trên Trái đất là cao nguyên Đông Nam Cực với nhiệt độ ở mức -93,2 độ C.
Khu vực ghi nhận nhiệt độ lạnh nhất thế giới ở Nam Cực. (Ảnh: NASA)
Các vệ tinh quan sát Trái đất của NASA phát hiện nơi có nhiệt độ thấp nhất trên thế giới là cao nguyên Đông Nam Cực, nằm ở phía trên một sống núi, Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA cho biết trong bài đăng trên Facebook hôm 16/12. Ảnh vệ tinh cho thấy nhiệt độ trên cao nguyên này ở mức -93,2 độ C.
Mức nhiệt trên thấp hơn một số nơi trên sao Hỏa, hành tinh ở xa Mặt trời hơn Trái đất. Nhiệt độ trung bình trên hành tinh đỏ dao động quanh khoảng -62,8 độ C trong năm, nằm trong khoảng từ 21,1 độ C gần xích đạo vào mùa hè tới -140 độ C ở vùng cực trong những tháng mùa đông.
Nhiệt độ quá lạnh như vậy có thể gây nguy hiểm cho con người. Ví dụ, ở -70,5 độ C, con người chỉ mất hai phút để bị bỏng lạnh, theo dữ liệu từ Cơ quan Thời tiết Quốc gia. Thời tiết lạnh có thể nguy hiểm hơn nắng nóng. Một nghiên cứu công bố năm 2015 trên tạp chí The Lancet phân tích hơn 74 triệu ca tử vong ở 384 địa điểm thuộc 13 quốc gia cho thấy thời tiết lạnh dễ gây chết người gấp 20 lần thời tiết nóng.
Nhiệt độ lạnh nhất từng được được ghi nhận bởi cảm biến vệ tinh cũng là -93,2 độ C, được phát hiện dọc một sống núi giữa Dome Argus và Dome Fuji cũng trên Nam Cực vào tháng 8/2010. Kỷ lục nhiệt độ lạnh nhất dựa trên nhiệt kế ở mặt đất là -89,2 độ C, ghi nhận vào ngày 21/7/1983 trên cao nguyên Nam Cực, ở trạm Vostok của Liên bang Xô Viết. Trước kỷ lục này, nhiệt độ lạnh nhất là – 88,3 độ C cũng ở trạm Vostok năm 1968.
Trừ Hawaii, những bang còn lại ở Mỹ đều trải qua nhiệt độ thấp dưới 0 độ C vào thời điểm nào đó trong năm, từ -51 độ C ở các bang miền bắc tới -18 độ C ở Florida. Hawaii chưa bao giờ ghi nhận nhiệt độ dưới 0 độ C. Hiện nay, nước Mỹ sắp trải qua đợt không khí lạnh từ Bắc Cực di chuyển từ Canada tới phía nam trong những ngày tới.

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?
Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.
