Vệ tinh SpaceX suýt va chạm với vệ tinh châu Âu
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đốt động cơ đẩy trên vệ tinh Aeolus, điều khiển nó bay tránh vệ tinh Starlink 44 của SpaceX hôm 2/9.
Vệ tinh Aeolus và Starlink 44 có tỷ lệ va chạm là 1/1.000. (Ảnh: ESA).
Aeolus là vệ tinh quan sát Trái đất nặng hơn 1.300kg, phóng lên không gian ngày 22/8/2018. Starlink 44 nằm trong loạt 60 vệ tinh Internet được SpaceX phóng lên cuối tháng 5 năm nay. Hầu hết vệ tinh Starlink hoạt động ở quỹ đạo cao 440-550km. Tuy nhiên, Starlink 44 hạ thấp xuống để thực hành một số kỹ thuật bay.
Đường bay của hai vệ tinh giao nhau ở độ cao 320km. Khả năng va chạm là 1/1.000, theo Holger Krag, người đứng đầu Văn phòng Rác Vũ trụ tại ESA. Tỷ lệ này cao gấp 10 lần ngưỡng nguy hiểm, đòi hỏi các kỹ sư phải điều khiển vệ tinh tránh va chạm. Họ sử dụng cách an toàn là cho Aeolus bay cao lên.
Việc này rất hiếm xảy ra giữa các vệ tinh đang hoạt động. Thông thường, chúng chỉ cần tránh khỏi đường bay của những vệ tinh "chết" hoặc mảnh vỡ từ các vụ va chạm trước đó.
Vệ tinh Aeolus hoạt động trên quỹ đạo. (Ảnh: ESA).
Sau khi thoát khỏi nguy hiểm, Aeolus trở lại đúng quỹ đạo. Vệ tinh này cũng liên lạc với Trái đất và gửi về dữ liệu khoa học như bình thường.
Việc các kỹ sư điều khiển vệ tinh tránh va chạm như vậy có thể bất khả thi trong tương lai, khi số lượng vệ tinh trở nên nhiều hơn và nguy cơ va chạm tăng. ESA lên kế hoạch tự động hóa quy trình này và sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp vệ tinh tránh gặp nguy hiểm.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
