Vệ tinh Starlink thế hệ mới sẽ "tàng hình" trên bầu trời

SpaceX cho biết những nâng cấp mới đối với vệ tinh Starlink 2.0 sẽ giúp giảm bớt ảnh hưởng tới quan sát bầu trời của cộng đồng thiên văn trên toàn cầu.


Mô phỏng mạng lưới vệ tinh Starlink trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: SpaceX)

SpaceX hôm 30/7 thông báo một số biện pháp mới công ty sẽ tiến hành để giảm tác động của vệ tinh phát sóng Internet tới cộng đồng thiên văn học. Những biện pháp này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Elon Musk, giám đốc điều hành SpaceX, cho biết công ty dự kiến đưa hơn 4.200 vệ tinh Starlink vào hoạt động trong vòng 18 tháng, chiếm 2/3 tổng số vệ tinh đang vận hành hiện nay. Khoảng 2.300 vệ tinh Starlink đang nằm trên quỹ đạo và SpaceX đã được cấp phép phóng thêm 30.000 vệ tinh nữa.

Trong thông báo, SpaceX nêu chi tiết họ đang làm việc với các nhà thiên văn học để phát triển thiết bị mới giúp giảm lượng ánh sáng Mặt trời phản xạ trở lại Trái đất từ vệ tinh Starlink. Theo công ty, vệ tinh Starlink dễ thấy nhất trong vài giờ sau lúc chạng vạng, thời điểm giới thiên văn thường quan sát sao chổi và tiểu hành tinh gần Trái đất. NASA từng cảnh báo vệ tinh Starlink có thể cản trở khả năng phát hiện tiểu hành tinh nguy hiểm bay về phía Trái đất.

Trước đó, SpaceX thử lắp đặt một tấm che nắng trên vệ tinh. Nhưng công ty cho biết tuy ngăn được ánh nắng Mặt trời, bộ phận này cũng chặn đường truyền laser trên Starlink. Chúng cũng tạo ra quá nhiều lực kéo không khí, đòi hỏi vệ tinh sử dụng nhiều năng lượng hơn để ở trên quỹ đạo. Thay vào đó, SpaceX đã thiết kế một lớp màng gương trên vệ tinh, giúp phân tán phần lớn ánh sáng Mặt trời phản chiếu, khiến Starlink khó nhìn thấy hơn từ Trái đất. Lớp màng mới dành cho vệ tinh Starlink 2.0 sẽ giảm hơn 10 lần độ sáng phản xạ so với phiên bản đang dùng trên các vệ tinh hiện nay.

SpaceX cũng sẽ sử dụng vật liệu sẫm màu hơn để bề mặt vệ tinh phản xạ kém hơn. Hiện nay, công ty bắt đầu dùng màu đỏ sẫm thay cho màu trắng ở pin quang năng. Đối với phiên bản Starlink 2.0, lớp sơn phủ màu đen sẽ được dùng cho các bộ phận không thể che hết bằng màng phim. Cuối cùng, SpaceX thông báo họ sẽ hướng cụm pin quang năng của vệ tinh Starlink 2.0 ra xa Mặt trời vào một số thời điểm trong ngày như lúc chạng vạng để vệ tinh phản chiếu ít ánh sáng về phía Trái đất hơn.

Theo công ty, những biện pháp trên sẽ giúp vệ tinh Starlink trở nên vô hình đối với mắt thường khi ở độ cao vận hành tiêu chuẩn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News