Vệ tinh Trung Quốc quá sáng, có thể "phá hoại" hoạt động thiên văn

Các chuyên gia cảnh báo vệ tinh Trung Quốc Qianfan sáng quá mức có thể tác động tiêu cực đến các hoạt động thiên văn cùng nhiều vấn đề khác.

Theo trang LiveScience ngày 15-10, các nhà thiên văn học đã phân tích những quan sát từ mặt đất đối với các vệ tinh Trung Quốc và nhận thấy chúng sáng hơn nhiều so với dự kiến.

Chẳng hạn các vệ tinh Qianfan (có nghĩa là ngàn cánh buồm), được phóng vào tháng 8, quan sát cho thấy chúng sáng đến mức có thể nhìn rõ bằng mắt thường trong đêm.

Vệ tinh Trung Quốc quá sáng, có thể phá hoại hoạt động thiên văn
Trung Quốc phóng vệ tinh Qianfan từ Trung tâm phóng vệ tinh Taiyuan ngày 6-8 - (Ảnh: CNSA).

Qianfan là một "siêu chòm sao" vệ tinh liên lạc do công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc Shanghai Spacecom Satellites Technology sản xuất. Mạng lưới vệ tinh này là lời đáp trả của Bắc Kinh đối với dự án vệ tinh Starlink của Công ty SpaceX, được thiết kế để cung cấp Internet tốc độ cao toàn cầu.

Không có nhiều thông tin về dự án hay thiết kế của các vệ tinh Qianfan, song truyền thông nhà nước Trung Quốc từng tiết lộ Bắc Kinh dự định phóng tới 15.000 vệ tinh Qianfan vào vũ trụ vào năm 2030, theo Reuters.

Lô vệ tinh Qianfan đầu tiên được phóng vào ngày 6-8 trên một tên lửa Trường Chinh 6A. Sứ mệnh này đã thành công trong việc triển khai 18 vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái đất (LEO) nhưng tầng thứ hai của tên lửa đã vỡ thành hơn 300 mảnh gây nguy hiểm trong LEO.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo một số vệ tinh Qianfan được lên lịch triển khai ở độ cao thấp hơn LEO, nghĩa là chúng có thể sáng hơn từ 1 - 2 độ so với những vệ tinh Qianfan được quan sát gần đây.

Một khi chòm sao vệ tinh khổng lồ này hình thành, nó "sẽ tác động tiêu cực đến các hoạt động thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư, trừ khi các nhà điều hành giảm độ sáng của chúng", nhóm phân tích cho biết.

Nhóm lưu ý rằng có thể giảm lượng ánh sáng phản chiếu từ vệ tinh liên lạc bằng cách sử dụng gương tích hợp, tương tự như SpaceX đã làm với thế hệ vệ tinh Starlink thứ hai được phóng từ năm ngoái. Nhóm cũng thúc giục Trung Quốc làm như vậy.

Ngoài việc gây ô nhiễm ánh sáng cho bầu trời đêm, các vệ tinh liên lạc cũng có thể làm gián đoạn thiên văn vô tuyến bằng cách rò rỉ bức xạ vào không gian. Đây đang là vấn đề của thế hệ vệ tinh Starlink mới nhất. Tuy nhiên, cần thêm quan sát để xác định liệu vệ tinh Qianfan có giống như vậy không.

Ngoài ra, các chòm sao vệ tinh cũng bị chỉ trích vì làm tăng rủi ro va chạm giữa các tàu vũ trụ ở LEO, tạo ra rác vũ trụ và làm ô nhiễm không khí khi chúng cháy trong quá trình rơi trở lại Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu sản xuất da nhân tạo để chống già

Nghiên cứu sản xuất da nhân tạo để chống già

Là một phần của nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách cơ thể con người tạo ra da, khám phá này theo thời gian có thể được sử dụng để làm chậm các dấu hiệu lão hóa.

Đăng ngày: 21/10/2024
Tầng trên của tàu Starship hạ cánh xuống biển

Tầng trên của tàu Starship hạ cánh xuống biển

Tầng trên của Starship hạ cánh thành công xuống Ấn Độ Dương trong chuyến thử nghiệm thứ 5 sau khi tầng đẩy Super Heavy trở lại mặt đất được giữ bằng " đũa" trên tháp phóng.

Đăng ngày: 21/10/2024
Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ "kẻ 2 lần tấn công"

Trận mưa sao băng thứ 2 của tháng 10 mang tên Orionids sẽ dày đặc nhất vào đêm 21, rạng sáng 22-10 theo định vị tại TP HCM.

Đăng ngày: 21/10/2024
Lộ diện thiên hà

Lộ diện thiên hà "xuyên không" từ nơi vũ trụ bắt đầu

Kính viễn vọng không gian James Webb vừa chụp được một trong những hình ảnh khó tin nhất về thế giới thiên hà 13,1 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 21/10/2024
NASA muốn tái chế rác xả trên Mặt trăng, treo thưởng 3 triệu USD

NASA muốn tái chế rác xả trên Mặt trăng, treo thưởng 3 triệu USD

NASA phát động cuộc thi mới với giải thưởng lên đến 3 triệu USD, dành cho những ai giúp giải quyết vấn đề rác thải khi con người bay vào không gian.

Đăng ngày: 21/10/2024
Đi tìm nấm,

Đi tìm nấm, "hái" được cả 40kg đá thiên thạch

Ông Hiyasettin Senem vô tình nhặt được khoảng 20 cục đá lạ, được một đại học uy tín xác nhận là đá thiên thạch chondrite, và đang rao bán chúng.

Đăng ngày: 21/10/2024
Xác định 3

Xác định 3 "kẻ bí ẩn" liên tục phóng thiên thạch xuống Trái đất

70% thiên thạch mà Trái đất từng hứng chịu có thể đến từ 3 vật thể cổ đại bí ẩn.

Đăng ngày: 21/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News