Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ "kẻ 2 lần tấn công"

Trận mưa sao băng thứ 2 của tháng 10 mang tên Orionids sẽ dày đặc nhất vào đêm 21, rạng sáng 22-10 theo định vị tại TP HCM.

Theo trang Date and Time, vào đêm cực đại của mưa sao băng Orionids, những người quan sát có thể ngắm khoảng 20 ngôi sao băng rơi mỗi giờ.

Orionids là một trong những trận mưa sao băng đặc biệt nhất năm. Không những góp phần tạo nên "mưa sao băng kép", nó còn là kết quả của việc một vật thể quen thuộc quất chiếc đuôi đá bụi trúng bầu khí quyển Trái đất lần thứ 2 trong năm.

Đêm nay, Việt Nam đón cực đại mưa sao băng từ kẻ 2 lần tấn công
Hình ảnh mưa sao băng Orionids được kết hợp với đồ họa mô tả chòm sao nơi nó phát ra - (Ảnh: STAR WALK).

Orionids được đặt tên theo nơi mà các ngôi sao băng như phát ra trên bầu trời: Chòm sao Orion, hay Lạp Hộ, tức "thợ săn" trong tiếng Hán.

Vì vậy để tìm kiếm các quả cầu lửa Orionids, bạn cần hướng mắt về phía cánh tay đang giơ lên để giương cung của chòm sao hình chàng thợ săn trên bầu trời.

Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của trận mưa sao băng này là sao chổi Halley, một vật thể có quỹ đạo 76 năm quanh Mặt trời.

Dù đến tận năm 2061 người Trái đất mới thấy được sao chổi này quay lại, nhưng mỗi năm chiếc đuôi đá bụi dài của nó vẫn cắt ngang quỹ đạo Trái đất những 2 lần.

Khi chiếc đuôi đá bụi này quất trúng bầu khí quyển của hành tinh, các mảnh vỡ sẽ rơi xuống tạo thành sao băng.

Hồi tháng 5, Halley từng tạo ra mưa sao băng Eta Aquarids, phát ra từ vị trí chòm sao Aquarius (Bảo Bình).

Orionids là trận mưa sao băng thứ 2 lập đỉnh trong tháng 10. Nó vốn rơi từ ngày 2-10, mạnh dần lên cho đến đêm cực đại 21-10 và sẽ yếu dần và biến mất hoàn toàn sau ngày 7-11.

Do vậy, Orionids đã có giai đoạn rơi song song với mưa sao băng Draconids từ chòm sao Draco (Thiên Long), tạo nên hiện tượng mưa sao băng kép từ ngày 6 đến ngày 10-10.

Để chiêm ngưỡng Orionids, bạn nên để mắt làm quen với bóng tối khoảng 15-20 phút, tìm một nơi có không gian thoáng đãng và hy vọng thời tiết sẽ tốt.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lộ diện thiên hà

Lộ diện thiên hà "xuyên không" từ nơi vũ trụ bắt đầu

Kính viễn vọng không gian James Webb vừa chụp được một trong những hình ảnh khó tin nhất về thế giới thiên hà 13,1 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 21/10/2024
NASA muốn tái chế rác xả trên Mặt trăng, treo thưởng 3 triệu USD

NASA muốn tái chế rác xả trên Mặt trăng, treo thưởng 3 triệu USD

NASA phát động cuộc thi mới với giải thưởng lên đến 3 triệu USD, dành cho những ai giúp giải quyết vấn đề rác thải khi con người bay vào không gian.

Đăng ngày: 21/10/2024
Đi tìm nấm,

Đi tìm nấm, "hái" được cả 40kg đá thiên thạch

Ông Hiyasettin Senem vô tình nhặt được khoảng 20 cục đá lạ, được một đại học uy tín xác nhận là đá thiên thạch chondrite, và đang rao bán chúng.

Đăng ngày: 21/10/2024
Xác định 3

Xác định 3 "kẻ bí ẩn" liên tục phóng thiên thạch xuống Trái đất

70% thiên thạch mà Trái đất từng hứng chịu có thể đến từ 3 vật thể cổ đại bí ẩn.

Đăng ngày: 21/10/2024
Hành tinh có sự sống gần chúng ta đang đối mặt việc

Hành tinh có sự sống gần chúng ta đang đối mặt việc "tận thế"?

Nghiên cứu về loại vật thể đóng vai trò sao mẹ của các ngoại hành tinh gần Trái Đất nhất đã đem đến sự thật rùng mình.

Đăng ngày: 19/10/2024
NASA cho biết: Mặt trời đang

NASA cho biết: Mặt trời đang "rùng mình" đảo ngược cực từ

Theo NASA, thời kỳ mà Trái đất dễ hứng những quả pháo sáng, cầu lửa từ Mặt trời nhất sẽ kéo dài đến sang năm.

Đăng ngày: 19/10/2024
Cơ hội quan sát sao chổi sáng nhất thập kỷ

Cơ hội quan sát sao chổi sáng nhất thập kỷ

Sao chổi Tsuchinshan-ATLAS, vật thể sáng nhất trong một thập kỷ qua, đang xuất hiện trên bầu trời phía tây sau hoàng hôn đến hết ngày 28/10.

Đăng ngày: 19/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News