Vệ tinh Việt Nam cập trạm vũ trụ
Tàu vận tải mang F-1, vệ tinh nhỏ tự chế của Việt Nam, đã lắp ghép thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) tối qua, sau một tuần bay trong không gian.
>>> Vệ tinh FPT vào không gian
Sau 6 ngày phóng lên quỹ đạo, 21h40 hôm qua giờ Hà Nội, tàu vận tải HTV-3 đã tiếp cận ISS. Khi tàu vận tải ở khoảng cách 10m so với trạm, quá trình lắp ghép bắt đầu diễn ra. 19h20, cánh tay robot của trạm tóm lấy tàu vận tải.
Cánh tay robot nắm lấy tàu vận tải HTV-3 và đưa lại lắp
ghép với trạm ISS. (Ảnh chụp từ màn hình của NASA)
Sau khi tàu vận tải kết nối, F-1 sẽ được chuyển ra khoang điều áp của một mô-đun trên trạm. Vào tháng 9, phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide điều khiển cánh tay robot, nắm lấy ống phóng có chứa 5 vệ tinh đưa ra bên ngoài, hướng xuống phía mặt đất và thả.
Kể từ đó, vệ tinh "made in Vietnam" bắt đầu hoạt động. Từ trạm điều khiển mặt đất đặt tại Hà Nội, nhóm FSpace sẽ theo dõi F-1, đưa ra các lệnh như chụp ảnh hoặc thu thập dữ liệu.
Tàu vận tải lắp ghép thành công ISS. (Ảnh chụp từ màn hình của NASA)
F-1 bay vào không gian ngày 21/7 từ Trung tâm phóng vệ tinh của Nhật Bản. Vệ tinh F-1 được nhóm FSpace chế tạo từ năm 2008, có kích thước 10x10x10cm và có trọng lượng 1kg. Mục tiêu hàng đầu đối với vệ tinh này là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.
F-1 còn mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ, huy hiệu kỷ niệm của một số tổ chức đã giúp đỡ thực hiện dự án và thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của 7.529 người cùng với những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam, một số bài hát tiếng Việt.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
