Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay được 2,4 tỷ km

Trong 10 năm, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam bay hơn 53.000 vòng quanh Trái Đất và cung cấp gần 160.000 ảnh, phục vụ quản lý thiên tai, lập bản đồ và quy hoạch đô thị, quốc phòng an ninh.

Thông tin được GS.VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chia sẻ tại Lễ kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 kết nối tương lai, diễn ra sáng 16/5 tại Hà Nội.

Ông cho biết, vệ tinh quan sát Trái Đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 7/5/2013 là dấu mốc quan trọng trong Chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Từ lúc bắt đầu nhiệm vụ trong không gian, vệ tinh VNREDSat-1 bay hơn 53.000 vòng quanh trái đất, cung cấp gần 160.000 ảnh trên các vùng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và thế giới. Vệ tinh này giúp Việt Nam chủ động trong giám sát từ xa tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác giám sát và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay được 2,4 tỷ km
GS.VS Châu Văn Minh phát biểu tại Lễ kỷ niệm sáng 16/5. (Ảnh: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (VAST))

Theo GS Châu Văn Minh, 10 năm vệ tinh VNREDSat-1 hoạt động trên quỹ đạo (gấp đôi thời gian dự kiến), là minh chứng cho công nghệ tiên tiến của Pháp, đồng thời thể hiện sự chuyển giao và tiếp nhận hiệu quả trong quá trình bảo trì và vận hành vệ tinh của Việt Nam.

GS Minh cho rằng, trong kỷ nguyên mới của công nghệ vũ trụ New Sapce/Sapce 4.0, ứng dụng công nghệ vũ trụ sẽ mở rộng sang nhiều lĩnh vực tương lai, cung cấp ứng dụng và giải pháp trực tiếp cho người dùng chứ không thuần túy phát triển công nghệ như trước. Ông đánh giá sự tham gia của nhiều ngành, các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, tập đoàn công nghệ và các quốc gia trở thành yếu tố quan trọng.

TS Bùi Trọng Tuyên, Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ, đơn vị chủ trì thực hiện dự án, vệ tinh VNREDSat-1, cho biết ban đầu vệ tinh VNREDSat-1 được sản xuất với tuổi thọ dự kiến là 5 năm. Tính đến nay, vệ tinh đã hoạt động vượt quá gấp đôi tuổi thọ dự kiến.

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay được 2,4 tỷ km
TS Bùi Trọng Tuyên báo cáo về tình hình hoạt động của VNREDSat-1. (Ảnh: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (VAST))

TS Tuyên thông tin, trong 10 năm trên quỹ đạo, VNREDSat-1 đã bay 2,4 tỷ km, các tham số quỹ đạo vẫn được duy trì ổn định như độ cao 680 km, góc nghiêng mặt phẳng quỹ đạo (98,1 độ) và giờ địa phương tại điểm xuống (10:32). Vệ tinh được thực hiện 56 lần hiệu chỉnh quỹ đạo, trong đó có 2 lần hiệu chỉnh lớn, 15 lần hiệu chỉnh tránh va chạm, còn lại là các hiệu chỉnh kỹ thuật. "Lượng nhiên liệu trên VNREDSat-1 ở mức 2kg, so với thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành, 4,3kg, vẫn sẽ đủ đảm bảo trong vài năm tới", ông nói.

Ông cho biết phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1 có ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức trong quản lý rừng và tài nguyên nước, quản lý thiên tai, lập bản đồ, quy hoạch đô thị, quốc phòng an ninh và quản lý vùng ven biển.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đánh giá VNREDSat-1 ví dụ tiêu biểu cho sự hợp tác hết sức thành công trong lĩnh vực không gian vũ trụ và vệ tinh giữa hai Chính phủ. "Tuổi thọ đặc biệt của VNREDSat-1 là minh chứng về chất lượng của vệ tinh thương hiệu Pháp", ông nói. Pháp mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chiến lược, đồng thời chia sẻ các kỹ năng, đào tạo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trẻ và chuyển giao công nghệ.

Vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam đã bay được 2,4 tỷ km
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery (trái) cùng GS Châu Văn Minh xem triển lãm hình ảnh do vệ tinh VNREDSat-1 ghi lại. (Ảnh: Trung tâm Thông tin - Tư liệu (VAST))

VNREDSat-1 là vệ tinh quang học quan sát Trái Đất đầu tiên của Việt Nam, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu vực trên bề mặt Trái Đất. Vệ tinh do công ty EADS Astrium, Pháp, thiết kế và chế tạo, có kích thước 600 mm x 570 mm x 500 mm, trọng lượng khoảng 120 kg. Vệ tinh được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 07/5/2013 từ bãi phóng ở Kourou, Guyana thuộc Pháp.

Sự kiện do Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Airbus tổ chức, nhằm chào mừng chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18/5 và 48 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (20/5/1975 – 20/5/2023).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá những bí mật bảo vệ Trái đất khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ

Khám phá những bí mật bảo vệ Trái đất khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ

Một phân tích mới về sự hỗn loạn trong hệ Mặt trời đã tiết lộ cách tránh va chạm giữa các hành tinh trong hàng tỷ năm.

Đăng ngày: 16/05/2023
UAE sẽ phóng tàu tới 7 tiểu hành tinh

UAE sẽ phóng tàu tới 7 tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ của UAE sẽ bay qua 6 tiểu hành tinh và đưa trạm đổ bộ xuống tiểu hành tinh thứ 7 rộng 53km.

Đăng ngày: 16/05/2023
Bức ảnh Mặt trăng ghép từ 280.000 tấm hình gây kinh ngạc

Bức ảnh Mặt trăng ghép từ 280.000 tấm hình gây kinh ngạc

Nhà chụp ảnh thiên văn Andrew McCarthy đã chụp được “GigaMoon”, hình ảnh Mặt trăng cực chi tiết lên đến 1,3 gigapixel, ghép từ 280.000 bức ảnh.

Đăng ngày: 16/05/2023
Bong bóng khổng lồ

Bong bóng khổng lồ "ký sinh" thiên hà chứa Trái đất

Một cấu trúc dạng bong bóng ma quái mang tên eROSITA gắn vào hai bên đĩa thiên hà chứa Trái Đất có thể không có nguồn gốc " quái vật" như suy nghĩ trước đây, mà ngược lại.

Đăng ngày: 15/05/2023
NASA tung

NASA tung "mãng xà khổng lồ" đi săn sinh vật ngoài hành tinh

Một con mãng xà quái dị vừa ra đời ở " sân Sao Hỏa" của Phòng Thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, chuẩn bị cho sứ mệnh săn tìm sinh vật ngoài hành tinh ở các mặt trăng băng giá.

Đăng ngày: 15/05/2023
Sao Thổ giành lại danh hiệu

Sao Thổ giành lại danh hiệu "vua mặt trăng" từ sao Mộc

Với 62 mặt trăng mới phát hiện, sao Thổ vượt qua sao Mộc, trở thành hành tinh có nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/05/2023
Tín hiệu ngoài Trái đất

Tín hiệu ngoài Trái đất "dội bom" đài thiên văn Trung Quốc: Nguồn gốc đáng sợ!

Một trong 2 loại " quái vật" khủng khiếp nhất vũ trụ có thể là thủ phạm phát đi tín hiệu vô tuyến dị thường nhất từng được biết mà Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc đã thu được kể từ năm 2022.

Đăng ngày: 15/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News