Vết tích cú hạ cánh thảm hại của tàu vũ trụ Israel trên Mặt trăng

NASA vừa công bố hình ảnh về khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ Beresheet, Israel hơn 1 tháng sau khi nó đáp xuống Mặt Trăng thất bại.

Hai bức ảnh đen trắng được tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA chụp lại là hình ảnh trước và sau nơi Beresheet rơi tự do rồi vỡ tan trên bề mặt Mặt Trăng. 

Bức ảnh đầu tiên được chụp vào năm 2016 ở khu vực Mare Serenitatis của Mặt Trăng. Bức ảnh thứ 2 chụp cùng vị trí vào ngày 22/4 cho thấy những gì mà NASA mô tả là một "vết bẩn" đen tối rộng khoảng 10m. 

Vết tích cú hạ cánh thảm hại của tàu vũ trụ Israel trên Mặt trăng
 Hình ảnh bề mặt Mặt Trăng trước và sau khi Beresheet hạ cánh. (Ảnh: NASA)

"Tông màu tối cho thấy bề mặt gồ ghề ở nơi con tàu hạ cánh", NASA cho biết. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ nói thêm rằng, các máy ảnh của họ không thể xác nhận cú hạ cánh thất bại của Beresheet có hình thành miệng hố trên khu vực mà nó rơi xuống hay không. 

Beresheet nặng 585kg được phóng đi từ bãi phóng Cape Canaveral ở bang Florida, Mỹ tối 21/2. Beresheet do SpaceIL, một tổ chức thám hiểm phi lợi nhuận của Israel và tập đoàn công nghiệp hàng không Israel (IAI) hợp tác chế tạo với chi phí 100 triệu USD.

Beresheet từng được kỳ vọng sẽ trở thành con tàu vũ trụ nhỏ nhất và rẻ nhất từng đáp xuống Mặt Trăng. Tuy nhiên, do trục trặc về động cơ, con tàu gặp sự cố vào phút chót khi hạ cánh, dập tắt tham vọng giúp Israel trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh tàu vũ trụ thành công trên Mặt Trăng, sau Mỹ, Trung Quốc và Nga.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thám hiểm Thỏ Ngọc của Trung Quốc chấm dứt câu hỏi 60 năm về Mặt Trăng

Tàu thám hiểm Thỏ Ngọc của Trung Quốc chấm dứt câu hỏi 60 năm về Mặt Trăng

Xe tự hành Yutu (Thỏ Ngọc), đã có phát hiện mang tính đột phá khi chứng minh điều các nhà khoa học đã từng dự đoán trong hàng thập kỷ, rằng Mặt Trăng có lớp phủ giống như Trái Đất.

Đăng ngày: 17/05/2019

"Lỗ đen trên trời" hút hết đại dương của hàng xóm Trái đất?

Một cái lỗ khổng lồ có thể đã xuất hiện 2 năm một lần trên bầu khí quyển Sao Hỏa, hút toàn bộ đại dương của nó ném ra ngoài không gian.

Đăng ngày: 16/05/2019
Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”

Đặt tên tiểu hành tinh theo niên hiệu triều đại mới ở “đất nước mặt trời mọc”

Nhà thiên văn học Tsutomu Seki sống ở thành phố Kochi, Nhật Bản đã quyết định đặt tên cho một tiểu hành tinh mà ông tìm thấy cách đây 3 thập kỷ là “Reiwa” – trùng với niên hiệu triều đại mới của đất nước này.

Đăng ngày: 16/05/2019
Con người sẽ sớm vét sạch vàng trong Hệ Mặt trời?

Con người sẽ sớm vét sạch vàng trong Hệ Mặt trời?

Các nhà khoa học đề xuất bảo tồn hơn 85% Hệ mặt trời do lo ngại con người sẽ vét sạch vàng và các tài nguyên khác trong hệ chỉ trong 400 năm.

Đăng ngày: 16/05/2019
Bức ảnh thay đổi cả thế giới 100 năm trước

Bức ảnh thay đổi cả thế giới 100 năm trước

Trong tháng 5 này, thế giới kỷ niệm 100 năm bức ảnh lịch sử đã tạo bước ngoặt cho nền vật lý và thiên văn học của nhân loại.

Đăng ngày: 15/05/2019
Máy dò vật chất tối quan sát được sự phân rã hạt nhân ngoại lai

Máy dò vật chất tối quan sát được sự phân rã hạt nhân ngoại lai

Bằng cách nào bạn có thể quan sát được một quá trình diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn một tỷ lần so với tuổi vũ trụ?

Đăng ngày: 15/05/2019
Các nhà khoa học phát hiện: Mặt Trăng đang co lại

Các nhà khoa học phát hiện: Mặt Trăng đang co lại

Mặt Trăng đang dần co lại, tạo ra những nếp gấp trên bề mặt và những trận động đất - đó là kết luận được giới khoa học công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 13/5.

Đăng ngày: 15/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News