Vẹt tụ tập ăn đất sét trong rừng Amazon

Một số bờ sông với bãi đất sét lộ ra trong rừng nhiệt đới Amazon là điểm đến yêu thích của các loài vẹt để bổ sung natri.

Vẹt trong rừng nhiệt đới Amazon có sở thích đặc biệt với đất sét. Chúng tập trung với số lượng lớn trên các bờ sông để mổ đất, tạo ra cảnh tượng rực rỡ thu hút hàng nghìn người xem. Vậy tại sao chúng lại có hành vi kỳ lạ này?

Vẹt tụ tập ăn đất sét trong rừng Amazon
Vẹt đuôi dài đỏ xanh ăn đất sét trong rừng nhiệt đới Amazon. (Ảnh: Jorgeluizpsjr).

Một trong những giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là vẹt thiếu natri trong chế độ ăn. Natri cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể như tạo xung thần kinh, duy trì cân bằng điện giải, hoạt động tim và một số chức năng trao đổi chất. Nhiều loài ăn cỏ có chế độ ăn hoàn toàn từ thực vật cần thêm muối (chứa natri) vì thực vật không chứa đủ muối. Do đó, động vật thường lấy natri từ các bãi liếm muối. Đất sét và đất là nguồn cung cấp tuyệt vời của natri và nhiều dưỡng chất khác như kali, magiê.

Một giả thuyết khác cho rằng vẹt ăn đất sét để loại bỏ độc tố từ thực vật khỏi cơ thể. Khi chim ăn đất sét, hạt đất sét bám vào những độc tố tự nhiên như quinine và axit tannic, ngăn chúng bị hấp thụ qua đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu, có vẻ giả thuyết về natri chính xác hơn. Trung tâm Nghiên cứu Tambopata (TRC), Peru, tìm hiểu hành vi ăn đất sét của vẹt tại các bãi đất sét ở Peru và nhận thấy, những phần đất mà chim chọn ăn không có khả năng hấp thụ độc tố cao hơn phần không được chọn của bãi đất sét. Thay vào đó, chim thích đất có hàm lượng natri cao hơn.

Tại bãi đất sét ở một khúc quanh của sông Manu, các nhà nghiên cứu nhận thấy vẹt rất thích ăn một lớp đất chạy ngang hàng trăm mét dọc theo khúc quanh này. Chúng tránh ăn các lớp đất phía trên và phía dưới. Lớp đất này được phát hiện có hàm lượng natri cao hơn nhiều so với xung quanh.

Vẹt tụ tập ăn đất sét trong rừng Amazon
Vẹt tụ tập ở bãi đất sét trong khu bảo tồn quốc gia Tambopata, Peru. (Ảnh: Salparadis).

Donald Brightsmith, trưởng nhóm Dự án Vẹt đuôi dài Tambopata, chỉ ra rằng vẹt ở ngoài khu vực phía tây Amazon cũng tiêu thụ thực phẩm chứa độc tố, ví dụ như hạt cây vông đồng (Hura crepitans). Tuy nhiên, chỉ có những con ở khu vực phía tây Amazon mới ghé thăm các bãi đất sét. Điều này cho thấy, vẹt có thể chịu được một chút độc tố trong dạ dày mà không cần ăn đất sét để giải độc.

Thay vào đó, Brightsmith cho rằng có sự liên kết giữa thói quen ăn đất sét này với việc khu vực phía tây Amazon đặc biệt thiếu muối. Nghiên cứu của Alan Lee, chuyên gia tại Đại học Đô thị Manchester, cùng đồng nghiệp cũng ủng hộ kết quả này. Theo nghiên cứu, việc vẹt ăn đất sét liên quan đáng kể đến khoảng cách với biển, cho thấy thiếu hụt dưỡng chất chứ không phải độc tố thực phẩm là động lực chính của hành vi này.

Có hàng chục địa điểm vẹt tụ tập ăn đất sét ở Paraguay, Peru, Bolivia, Brazil và Ecuador trong rừng nhiệt đới Amazon, nhưng những nơi phổ biến và dễ tiếp cận nhất nằm trong khu bảo tồn quốc gia Tambopata, đông nam Peru. Một số điểm nổi tiếng khác mà người dân có thể ngắm cảnh tượng độc đáo này là bãi đất sét Blanquillo trong vườn quốc gia Manu, Peru và vườn quốc gia Yasuni, Ecuador.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn chuột giúp hồi sinh vùng đất chết trong 24 giờ

Đàn chuột giúp hồi sinh vùng đất chết trong 24 giờ

Chỉ với một ngày đào xới đất, chuột túi má giúp khôi phục sự sống cho vùng đất gần núi St Helens sau vụ phun trào năm 1980.

Đăng ngày: 13/11/2024
Bí ẩn về loài rắn hổ mang chúa được giải mã sau 188 năm

Bí ẩn về loài rắn hổ mang chúa được giải mã sau 188 năm

Nghiên cứu từ mẫu vật các nhà khoa học xác định có bốn loài rắn hổ mang chúa mới thay vì chỉ một loài duy nhất như trước đây.

Đăng ngày: 13/11/2024
Một con khỉ dẫn hơn 40 con khỉ khác trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm ở Mỹ

Một con khỉ dẫn hơn 40 con khỉ khác trốn thoát khỏi phòng thí nghiệm ở Mỹ

Chủ của cơ sở nghiên cứu này nói: "Thật không thể tin nổi".

Đăng ngày: 12/11/2024
Kỳ lạ loài cá sấu biết kêu vo ve và thổi bong bóng để tìm bạn tình

Kỳ lạ loài cá sấu biết kêu vo ve và thổi bong bóng để tìm bạn tình

Cá sấu Gharial (tên khoa học là Gavialis gangeticus), sống ở sông nước ngọt ở Ấn Độ và Nepal.

Đăng ngày: 12/11/2024
Lợn hoang đe dọa các thành phố Trung Quốc

Lợn hoang đe dọa các thành phố Trung Quốc

Sau hàng loạt vụ tấn công do lợn hoang gây ra, nhà chức trách nhiều tỉnh ở Trung Quốc buộc phải triển khai thợ săn tiêu diệt loài vật gây hại này.

Đăng ngày: 12/11/2024
Voi châu Á có thể tự tắm bằng vòi phun

Voi châu Á có thể tự tắm bằng vòi phun

Một con voi châu Á được bắt gặp tự tắm rửa bằng vòi phun ở vườn thú Đức, thể hiện kỹ năng đặc biệt phức tạp.

Đăng ngày: 12/11/2024
Bức ảnh về sức mạnh lọc nước của trai nước ngọt

Bức ảnh về sức mạnh lọc nước của trai nước ngọt

Trai nước ngọt, sinh vật quan trọng giúp làm sạch nước tự nhiên, đang giảm dần tại Mỹ và gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái.

Đăng ngày: 11/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News