Vị hoàng đế "yêu" cả chị gái khiến lịch sử Trung Hoa khiếp đảm

169 năm lịch sử với 24 vị hoàng đế, thời kỳ ấy các bậc minh quân vô cùng hiếm mà phần lớn đều tàn bạo, háo sắc, hoang dâm. Nhân vật tiêu biểu cho giai đoạn ấy chính là Tiền Phế Đế - Lưu Tử Nghiệp, hoàng đế với chứng nghiện loạn luân một cách quái dị.

Vị Hoàng đế máu lạnh, giết hại chính người thân của mình

Theo lịch sử Trung Hoa, Nam Bắc triều là một thời kỳ động loạn ở Trung Quốc cổ đại. Trong đó, Nam Triều của thời kỳ này có 4 triều đại gồm: Tống, Tề, Lương, Trần kéo dài 169 năm lịch sử.

169 năm lịch sử với 24 vị hoàng đế, thời kỳ ấy các bậc minh quân vô cùng hiếm mà phần lớn đều tàn bạo, háo sắc, hoang dâm. Nhân vật tiêu biểu cho giai đoạn ấy chính là Tiền Phế Đế - Lưu Tử Nghiệp, hoàng đế với chứng nghiện loạn luân một cách quái dị.

Lưu Tống Tiền Phế Đế (449–465), tên húy là Lưu Tử Nghiệp (biệt danh Pháp Sư) là hoàng đế thứ sáu của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi khi mới 15 tuổi và chỉ tại vị khoảng 1 năm song ông đã làm biết bao việc khiến người ta phải khiếp sợ.

Năm thứ 8 Đại Minh, tức tháng 5 năm 464, Lưu Tử Nghiệp chính thức lên ngôi Hoàng đế khi mới tròn 15 tuổi. Trong lời chiếu lên ngôi của Tống Minh Đế có đoạn viết: "Tử Nghiệp hung ác điêu ngoa, chống lại tính trời, mặt người lòng thú, lúc mới 8 tuổi mà đã phản đạo bại đức, từ những năm này, xâm vũ ngũ thường, bỏ trệ tam chính".

Theo sách sử ghi chép lại, khi một viên quan có tên Sái Hưng Tông đưa quốc ấn cho Lưu Tử Nghiệp, ông đã tỏ thái độ ngạo mạn và không có bất kỳ biểu hiện buồn bã nào trước cái chết của cha. Viên quan họ Sái kia đã nhận xét ngay với những người khác rằng đây sẽ là một điềm xấu cho triều đại.

Ngay sau khi lên ngôi, do sự bất mãn với vua cha nên Lưu Tử Nghiệp đã lập tức ra lệnh bãi bỏ tất cả các thay đổi luật lệ mà Hiếu Vũ Đế đã ban. Thậm chí, khi tới thăm thái miếu, Lưu Tử Nghiệp không hề đau lòng trước cái chết của cha mà chỉ thản nhiên chỉ bức tranh cha mình mà nói:

“Kẻ này phải có cái mũi của kẻ nghiện rượu, các ngươi vẽ kiểu gì mà không thấy được vậy?”.

Lưu Tử Nghiệp sau đó lập tức sai thêm người đến vẽ lại cho đúng. Phải tới khi tận mắt chứng kiến bức họa hoàn thành đúng theo ý mình, Lưu Tử Nghiệp mới rời đi.

Lưu Tử Nghiệp không chỉ máu lạnh mà còn luôn tỏ ra đa nghi. Nghĩ chú mình là Lưu Nghĩa Cung có ý định cướp ngôi, Lưu Tử Nghiệp cho người giết chú cùng 4 người con trai. Sự độc ác không chỉ dừng ở đó, vị hoàng đế man rợ này còn hạ lệnh móc mắt và nội tạng người chú, phân cơ thể thành nhiều mảnh.

Không chỉ dừng ở đó, Lưu Tử Nghiệp còn ra tay với chính em gái mình là Tử Loan khi đó mới lên 10 tuổi chỉ vì được cha yêu mến. Hai người em cùng mẹ khác cha của Tử Loan còn rất nhỏ cũng bị giết theo. Những người chú khác của ông không bị giết thì cũng bị nhốt vào lồng tre thả trôi sông.

Loạn luân với cả chị gái và cô ruột

Song, điều khiến lịch sử Trung Quốc phải khiếp đảm khi nhắc tới Lưu Tử Nghiệp đó là thói nghiện tình dục, loạn luân với cả chị gái và cô ruột của mình.

Sơn Âm Công chúa tên thật là Lưu Sở Ngọc, vốn là con gái đầu lòng của vua Hiếu Vũ Đế. Nổi tiếng là một mỹ nhân tuyệt sắc với vẻ đẹp hiếm có, Lưu Sở Ngọc được người đời khi đó tôn là “đệ nhất mỹ nhân” thời Nam Tống.

Khi vua cha còn sống, Sơn Âm Công chúa được gả cho phò mã đô đốc Hà Trấp. Song sau khi Lưu Tử Nghiệp kế vị lên ngôi vua, Sơn Âm Công chúa thường xuyên vào cung tham gia những cuộc hưởng lạc cùng cậu em trai.

Thân là gái đã có chồng song Lưu Sở Ngọc vì đam mê sắc dục mà đã chủ động vào cung, ăn ngủ cùng chính em trai mình. Khi Hà Trấp biết chuyện, Lưu Tử Nghiệp thậm chí còn hợp mưu với Sở Ngọc giết hại luôn anh rể của mình.

Một lần, Sơn Âm Công chúa nói với Lưu Tử Nghiệp: “Thiếp và hoàng thượng mặc dù một người là nam một người là nữ song đều là cốt nhục của phụ hoàng. Tuy nhiên, hoàng thượng thì tam cung lục viện, hàng ngàn mỹ nữ vây quanh vậy mà thiếp chỉ có một vị phò mã. Trên đời này chuyện bất công cũng chỉ đến thế mà thôi!”.

Tử Nghiệp thấy chị gái nói có lý liền sai người tìm hơn 30 người đàn ông tuấn tú khỏe mạnh đưa tới phủ của Sơn Âm để ngày đêm phục vụ công chúa.

Sau khi đã chiều lòng được người đẹp, vị vua này liền nói với Sơn Âm: “Ta đã làm vừa ý của nàng nhưng nay trong tam cung lục viện chẳng có ai xinh đẹp được như nàng. Khi ta muốn vui vẻ cùng nàng thì nàng lại bận vui vẻ cùng người khác. Vì vậy, giờ nàng phải tìm cho ta một người thay thế, giúp ta có thể vui vẻ. Như thế mới công bằng”.

Sơn Âm Công chúa khi đó đã nghĩ ngay tới Tân Thái công chúa. Thân Thái công chúa rất xinh đẹp song lại chính là cô ruột của Tử Nghiệp. Khi bị ép vào cung, công chúa Tân Thái thà chết không chịu phục tùng. Sau đó bị chính Sơn Âm đã lấy kiếm kề vai uy hiếp, Tân Thái đành phải nhắm mắt chấp thuận.


Khi bị ép vào cung, công chúa Tân Thái thà chết không chịu phục tùng. (Ảnh minh hoạ).

Hà Mại, chồng của Tân Thái công chúa khi đó thấy vợ vào cung lâu không về liền sinh nghi. Lưu Tử Nghiệp biết vậy liền sát hại một cung nữ rồi đem thi thể đến nhà và nói với Hà Mại rằng Tân Thái đã chết.

Tuy nhiên Hà Mại đã không tin vào kịch bản mà Tử Nghiệp vẽ ra. Ông âm thầm điều tra, tạo phản thì bại lộ nên bị Lưu Tử Nghiệp giết chết.

Không chỉ loạn luân, Lưu Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâm. Ông bắt tất cả vương phi, công chúa đến hậu cung rồi tận mắt chứng kiến họ bị cưỡng hiếp bởi những người thân tín, ai không phục sẽ bị đánh 100 roi da.

Một lần Lưu Tử Nghiệp mơ thấy một người nữ bị chặt đầu chửi rủa mình. Nghe bà đồng phán trong hoàng cung có quỷ, vị hoàng đế này bỗng lo sợ và thường cầm cung tên đi khắp nơi trong cung.

Chỉ một năm sau ngày lên ngôi, Tiền Phế Đế - Lưu Tử Nghiệp đã bị sát hại khi đó mới 16 tuổi. Cho đến nay, ông vẫn khiến nhiều người khiếp sợ khi nhắc đến bởi sự tàn bạo cũng như sở thích loạn luân kỳ quái.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip

Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Đăng ngày: 21/04/2025
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ lạc cho phụ nữ

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng

Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc

Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.

Đăng ngày: 19/04/2025
Những loài vật tượng trưng may mắn trong văn hóa thế giới

Những loài vật tượng trưng may mắn trong văn hóa thế giới

Mời bạn đọc cùng điểm qua một số loài tiêu biểu trong danh sách những loại động vật mang lại phúc lành.

Đăng ngày: 19/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News