Vi khuẩn có thể tạo mưa
Không rời khỏi mặt đất nhưng vi khuẩn vẫn có thể tạo mưa nếu những hóa chất mà chúng tiết ra không khí tới được vị trí các đám mây.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy vi khuẩn có thể tác động tới quá trình hình thành đám mây. Chẳng hạn vi khuẩn Pseudomonas syringae có một loại protein có khả năng liên kết các phân tử nước, biến chúng thành các cấu trúc hình lưới. Nhờ đó băng có thể hình thành ở nhiệt độ trên 0 độ C. Khi các tinh thể băng (có vi khuẩn bên trong) rơi khỏi mây, chúng tạo ra tuyết hoặc mưa (nếu băng tan chảy).
Barbara Nozière, một chuyên gia của Đại học Stockholm (Thụy Điển) và cộng sự phán đoán rằng, các hóa chất mà nhiều loại vi khuẩn tiết ra trên bề mặt chúng có thể tác động tới thời tiết. Chức năng chính của những hóa chất này là vận chuyển dưỡng chất qua các màng tế bào, song chúng cũng có khả năng phá vỡ lực căng bề mặt của nước. Theo nhóm nghiên cứu, nếu các hóa chất tồn tại trong mây thì có thể kết luận chúng tham gia vào quá trình hình thành giọt mưa.
Để xem hóa chất mà vi khuẩn tiết ra có tồn tại trong bầu khí quyển hay không, Barbara lấy các mẫu không khí ở phía trên một khu vực duyên hải, một đại dương, một rừng nhiệt đới ở Brazil. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu chứa một lượng nhỏ các hợp chất có cấu trúc hóa học giống những chất trên bề mặt của vi khuẩn. Chúng cũng tạo giọt nước theo cách tương tự.
Nhóm nghiên cứu cho rằng trong quá trình tiến hóa, vi khuẩn hình thành khả năng lấy nước từ trên cao để chúng có thể tồn tại. Bước tiếp theo là tìm hiểu xem những hóa chất mà vi khuẩn tiết ra xâm nhập vào các đám mây bằng cách nào. Gió có thể đưa các phân tử tạo mây lên cao, nhưng chúng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Vì thế chắc chắn chúng phải bay lên trời bằng một phương tiện khác.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
