Vi khuẩn tự sát vì lợi ích quần thể

Vi khuẩn tiến hóa qua hàng triệu năm và hình thành được nhiều đặc điểm kỳ lạ.

Các nhà khoa học ở ĐH Oxford (Anh) đã quan sát được một trong những đặc tính ấy. Họ phát hiện ra rằng vi khuẩn có thể tự sát hàng loạt vì lợi ích của toàn quần thể!

Vi khuẩn là những vi sinh hung dữ, biết nhiều cách tiêu diệt và phong tỏa đối thủ của chúng. Một trong những chiến lược cực đoan là các tế bào vi khuẩn tự động phân rã và chết đi, nhân dịp đó giải phóng ra một lượng lớn độc tố để tiêu diệt các chủng vi khuẩn khác. Các nhà khoa học đã biết đến cơ chế này, tuy nhiên cho đến nay không ai biết rằng nhiều loại vi khuẩn có khả năng tự sát để bảo vệ quần thể vi khuẩn.

Vi khuẩn tự sát vì lợi ích quần thể
Hầu hết các vi khuẩn có khả năng tự sát để thực hiện tấn công tổng lực kẻ thù.

Các nghiên cứu mới đây cho thấy, hành vi "tự sát" của vi khuẩn là khá phổ biến. Trong trường hợp ở trên "chiến trường", hầu hết các vi khuẩn có khả năng tự sát để thực hiện tấn công tổng lực kẻ thù.

Tự sát là hiện tượng hiếm gặp trong thế giới tự nhiên, vì vậy các nhà khoa học cảm thấy khó hiểu con đường tiến hóa của các hành vi tự sát. Tuy nhiên nghiên cứu mới đây khẳng định hàng triệu vi khuẩn có thể đồng thời "dâng hiến cuộc sống" vì lợi ích quần thể.

Các nhà khoa học đã quan sát hành vi của vi khuẩn Escherichia coli trong ruột người. Hóa ra, các vi sinh này hành xử giống như một số nhóm côn trùng sống thành bầy đàn. Loài ong và kiến cũng có khả năng "dâng hiến cuộc sống" và thực hiện tấn công kẻ đột nhập trên quy mô lớn. Trong cuộc chiến ấy, nhiều cá thể côn trùng đã chết.

Tiến sĩ Elisa Granato ở ĐH Oxford cho biết số lượng vi khuẩn tham gia vào các cuộc tấn công tự sát là "rất đáng ngạc nhiên". "Nghiên cứu của chúng tôi giải thích, tại sao điều đó lại xảy ra. Vi khuẩn có thể tự sát trong tình huống kẻ thù cũng sẽ chết vì độc tố do vi khuẩn tiết ra. Hành vi này giống như kiểu tấn công "ôm bom cảm tử" nhằm tiêu diệt kẻ thù" – TS Granato nói.

Sử dụng công nghệ hiển vi huỳnh quang 3 chiều, các nhà khoa học đã quan sát được "chiến trường vi khuẩn" trong phòng thí nghiệm. Công nghệ mới này giúp họ đánh dấu (bằng màu sắc khác nhau) các tế bào tham gia vào cuộc tấn công tự sát. Nhờ vậy, họ có thể theo dõi từng vi khuẩn đơn lẻ trên "tuyến đầu phòng thủ" trong cuộc chiến đấu với các chủng vi khuẩn cạnh tranh khác.

"Vi khuẩn có thể là các mầm bệnh nguy hiểm, cũng như có thể sống cộng sinh với các vi sinh vật khác. Vì vậy, từ kết quả các cuộc "chiến tranh" của chúng, có thể biết được tình trạng sức khỏe của vật chủ mà vi khuẩn sống trong đó. Nghiên cứu các cuộc "chiến tranh vi khuẩn" có thể giúp chúng ta "đẩy" mầm bệnh ra khỏi cơ thể cũng như tiếp nhận các vi khuẩn "thân thiện"", Giáo sư Kevin Foster, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết.

Các kết quả nghiên cứu về "chiến tranh vi khuẩn" có thể được sử dụng trong phát triển các liệu pháp điều trị hiệu quả đối với nhiễm trùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Côn trùng dính mưa cũng giống con người

Côn trùng dính mưa cũng giống con người "ăn" nguyên quả bóng bowling vào mặt, nhưng tại sao chúng không chết?

Làm cách nào để côn trùng tránh được những hạt mưa mang bóng dáng của tử thần?

Đăng ngày: 18/06/2020
Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

Loài kiến cũng biết thụ phấn cho hoa?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cây Conospermum đang nở hoa ở phía Tây Nam nước Úc đã phát triển để cho phép kiến thụ phấn cho chúng hiệu quả như những con ong bản địa.

Đăng ngày: 18/06/2020
Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào?

Nạn châu chấu đáng sợ như thế nào?

Đại dịch châu chấu là nỗi kinh hoàng đối với mùa màng và người dân ở khắp nơi trên thế giới

Đăng ngày: 16/06/2020
Tại sao khoai tây có mắt?

Tại sao khoai tây có mắt?

Chúng ta hẳn chẳng xa lạ gì với những vết lõm nhỏ trên bề mặt củ khoai tây, vốn vẫn thường được gọi là “mắt”. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao khoai tây lại có mắt, hay tại sao chúng lại được gọi là mắt mà không phải cái tên nào khác?

Đăng ngày: 15/06/2020
Vì sao châu chấu sa mạc không thể diệt?

Vì sao châu chấu sa mạc không thể diệt?

Sau khi tàn phá mùa màng ở Đông Phi và Trung Đông, những đám mây châu chấu tiếp tục di chuyển sang nhiều khu vực, chúng buộc nhiều máy bay phải chuyển hướng.

Đăng ngày: 11/06/2020
Bảo tàng lưu trữ 6.000 vi khuẩn nguy hiểm

Bảo tàng lưu trữ 6.000 vi khuẩn nguy hiểm

Bảo tàng Chủng giống Vi sinh vật (NCTC) chứa những chủng vi khuẩn đại diện cho hơn 900 loài có thể lây nhiễm, khiến con người ốm và tử vong.

Đăng ngày: 10/06/2020
Giải mã loại lá cây được quý hơn vàng của đế chế Inca

Giải mã loại lá cây được quý hơn vàng của đế chế Inca

Đế chế Inca là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ ở châu Mỹ. Vào thời kỳ hưng thịnh, người Inca xem một loại lá cây còn quý hơn vàng.

Đăng ngày: 09/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News