Vi khuẩn và nấm tấn công trạm ISS, đe dọa phi hành gia

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đang bị bao vây bởi vi khuẩn và nấm, có thể gây dịch bệnh và thậm chí ăn mòn vỏ tàu không gian.

Hãng Independent (Anh) ngày 7/4 dẫn báo cáo mới của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tác động của vi sinh vật trong không gian vũ trụ tới sức khỏe con người còn trở nên nghiêm trọng hơn đối với các phi hành gia đang làm nhiệm vụ, do hệ miễn dịch của họ đã thay đổi khi bay vào vũ trụ, cùng với việc thiếu biện pháp can thiệp y tế chuyên sâu.

Các nhà nghiên cứu NASA phát hiện những loài vi khuẩn đang ngập tràn ISS chủ yếu bắt nguồn từ con người và giống như các vi khuẩn được tìm thấy bên trong các tòa nhà công cộng và văn phòng làm việc trên hành tinh của chúng ta.


Phi hành gia dùng tăm bông để lấy mẫu vi khuẩn bên trong ISS. (Ảnh: NASA)

Nghiên cứu trên - lần đầu tiên liệt kê một danh sách đầy đủ các loại vi khuẩn và nấm ẩn nấp trên bề mặt bên trong ISS – vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Microbiome.

Tiến sĩ Kasthuri Venkateswaran, nhà nghiên cứu cao cấp tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA và là một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “ISS là một hệ thống kín, chịu tác động của phi trọng lực, bức xạ, carbon dioxide tăng cao và sự tuần hoàn của không khí thông qua các bộ lọc HEPA, đồng thời được coi là một môi trường khắc nghiệt”.

Ông lưu ý vi khuẩn có thể sống sót, thậm chí còn phát triển mạnh trong những môi trường khắc nghiệt. Các loại vi khuẩn xuất hiện trên ISS có thể đã tồn tại từ ngày lắp đặt, trong khi một số khác xuất hiện sau mỗi lần phi hành gia mới và hàng tiếp tế được gửi đến.

“Trong bối cảnh của một kỷ nguyên mới đưa con người lên vũ trụ đang mở ra, chẳng hạn như du lịch Sao Hỏa trong tương lai, hệ vi sinh vật bên trong vùng không gian khép kín cần được kiểm tra kỹ lưỡng để xác định các loại vi sinh vật có thể tích tụ trong môi trường này, cách chúng tồn tại cũng như tác động của chúng đối với sức khỏe con người và tàu vũ trụ”, Tiến sĩ Venkateswaran nói.

Trạm ISS, được xây dựng năm 1998 và hoạt động cách Trái đất 400km, đã tiếp đón hơn 220 phi hành gia tính đến nay. Trước tháng 8/2017, mỗi năm có khoảng 6 đợt tàu vũ trụ chở hàng tiếp tế từ Trái đất lên ISS.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News