Vì "miếng cơm manh áo", thằn lằn cả gan đối đầu với linh cẩu
Trong cuộc chiến tranh giành thức ăn để sinh tồn, nhiều loài động vật sẵn sàng đặt cược chính mạng sống của mình để giành lợi thế.
Thằn lằn sông Nile giành mồi với linh cẩu.
Thằn lằn sông Nile (Nile monitor) là loài động vật tương đối thân thuộc với những dân chơi bò sát cảnh bởi vẻ đẹp nhưng cực kỳ hung dữ và to lớn. Chúng là thành viên lớn trong họ Varanidae, được tìm thấy ở hầu hết châu Phi cận Sahara và dọc theo sông Nile. Loài này rất phổ biến với những người yêu thích các loài bò sát bởi khả năng bơi lội, leo trèo và vẻ đẹp tuyệt đối của chúng.
Thằn lằn sông Nile có thân hình cơ bắp, đôi chân khỏe và bộ hàm mạnh mẽ cùng với hàm răng rất sắc khi chưa trưởng thành và trở nên cùn lúc già hơn. Chúng chủ yếu là những sinh vật đơn độc, đi lang thang và kiếm thức ăn một mình, ngoại trừ trong quá trình giao phối.
Loài thằn lằn này có đặc tính vô cùng phàm ăn. Trong tự nhiên chúng ăn rất nhiều loại con mồi bao gồm cá, trứng, côn trùng, gặm nhấm, chim và thậm chí cả những loài bò sát khác như rắn. Bản tính tham ăn khiến thằn lằn sông Nile gặp phải không ít phiền phức bởi những trận chiến tranh giành.
Nicola Marneweck, sinh viên tại Đại học Pretoria, trong chuyến đi thực tế của mình đã tình cờ bắt gặp trận chiến "cơm áo gạo tiền" giữa hai loài sinh vật cực kỳ tham ăn ở châu Phi.
Clip nguồn: Latest Sightings,
Hôm đó, khi đang lái xe thưởng thức cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp vùng hoang mạc, đoàn khách du lịch bỗng nhìn thấy xác của một con ngựa vằn đang nằm chổng chơ, không hề có bất kỳ dấu vết nào của một cuộc đi săn.
Đoán rằng miếng mồi ngon như thế này kiểu gì cũng sẽ thu hút thứ gì đó, Nicola đã rủ những người bạn của mình ngày hôm sau quay lại kiểm tra. Không ngoài dự đoán, một con linh cẩu đã xuất hiện. Lúc này, xác của con ngựa vằn đã "vơi" đi tương đối, chỉ còn bộ xương và chút thịt còn sót lại.
Ở cái vùng đất nhiều gió và cát này, linh cẩu vẫn là loài động vật ăn xác thối nổi tiếng. Với sức mạnh, độ dẻo dai và cơ địa trời phú, không có bữa ăn nào mà linh cẩu không thể đánh chén.
Nhưng, làm gì có bữa ăn miễn phí nào mà dễ nuốt. "Từ trong không khí", một con thằn lằn sông Nile lừng lững tiến đến. Trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người chứng kiến (bao gồm con linh cẩu), con thằn lằn bước đến gần linh cẩu và bắt đầu giở trò đe dọa. Dĩ nhiên, linh cẩu không phải là loài động vật có tấm lòng sẻ chia. Sau khi định thần lại, con linh cẩu bắt đầu kéo miếng thịt ra chỗ khác. Thấy đối thủ định "ăn mảnh", thằn lằn quyết định chuyển sang phương án 2, chiến đấu.
Tình huống hài hước diễn ra, sự chênh lệch về thể hình đã khiến thằn lằn không thể cắn được linh cẩu do đó chúng chỉ có thể dùng chiếc đuôi của mình để "tát" vào mặt đối thủ. Khi mà sức chịu đựng của linh cẩu chạm đỉnh, linh cẩu tức giận kéo bữa ăn đi thật xa khiến cho con thằn lằn đành phải bỏ cuộc.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Chú mèo “mắt kim cương” xuất hiện khiến nhiều người Thái Lan đi mua xổ số, sự thật thì sao?
Một số hình ảnh chú mèo “mắt kim cương” được đăng lên mạng xã hội khiến netizen Thái Lan chia sẻ liên tục, bảo nhau mua xổ số. Sự thật về chú mèo này là gì?

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.
