Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?

Áp thấp nhiệt đới gần đây trên Biển Đông (được ghi tên là 13W) đã gây mưa lớn ở miền Trung nước ta, dẫn đến ngập lụt, thậm chí các thành phố lớn ở miền Bắc cũng có mưa kéo dài vài ngày. Ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), áp thấp này cũng khiến đường phố ngập nặng, dự báo còn mưa to đến thứ Sáu hoặc thứ Bảy, tùy khu vực.

Tại sao còn chưa phải là bão mà áp thấp nhiệt đới mới đây lại gây ảnh hưởng nhiều đến như vậy? Hóa ra, đây là sự thay đổi chung của các áp thấp nhiệt đới trong những năm gần đây, theo trang ABC News ở Úc.

Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?
Mưa to ngập đường ở Bangkok (Thái Lan) vào tối 26/9. (Ảnh: Pete_K63 via Reuters.)

Theo đó, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature (Thiên nhiên) cho biết có mối liên hệ giữa tình trạng biến đổi khí hậu với mức độ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới/ bão. Các nhà nghiên cứu ở Berkeley (California, Mỹ) đã phân tích cường độ của những cơn bão lớn dựa vào các mô phỏng trên máy tính và so sánh chúng trong điều kiện khí hậu hiện tại với điều kiện khí hậu của thời tiền công nghiệp (nhiệt độ thấp hơn bây giờ).

Họ thấy về tốc độ gió thì có rất ít khác biệt nhưng lượng mưa đi kèm với các áp thấp nhiệt đới hoặc bão ở hiện tại là cao hơn, theo nhà nghiên cứu Christina Patricola.

Tiến sĩ Patricola nói: “Cho đến nay, sự biến đổi khí hậu tạo ra lượng mưa (đi kèm các áp thấp/ bão) tăng 5 - 10% so với trước kia”.

Mà thực tế, chính ngập lụt do mưa lớn kéo dài - chứ không phải là gió to - mới là yếu tố gây thiệt hại nhiều nhất của các áp thấp nhiệt đới và bão, sau đó còn dễ dẫn tới những vấn đề khác như bệnh dịch.

Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?
Xe máy trong nước ngập ở Bangkok (Thái Lan) do áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: Weather.com).

Một giáo sư ở Úc tên là Ritchie-Tyo tuy không tham gia vào nghiên cứu nói trên nhưng cũng có cùng nhận định: “Nhiệt độ càng cao (tức là Trái Đất càng ấm lên) thì trong khí quyển càng nhiều nước, nên khi mưa sẽ mưa nhiều hơn. Nhiệt độ trung bình cứ tăng một độ thì thường lượng hơi nước trong khí quyển sẽ tăng 7%”.

Nhưng biến đổi khí hậu không phải là lý do duy nhất khiến áp thấp nhiệt đới và bão gây mưa lớn kéo dài hơn, mà sự đô thị hóa cũng đóng góp đáng kể vào lượng mưa thế này.

Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?
Một số khu vực ở Houston (Mỹ) từng hứng lượng mưa hơn 1.300 mm do bão. (Ảnh: Mark Mulligan/ Houston Chronicle).

Theo nhà nghiên cứu Gabriele Villarini ở ĐH Iowa (Mỹ), sự “gồ ghề lởm chởm” của các thành phố lớn - do các tòa nhà và cơ sở hạ tầng - tạo lực cản với các áp thấp và bão, khiến chúng di chuyển chậm hơn, kết quả là chúng “gom” nhiều nước hơn. Từ đó, chúng đổ nhiều mưa xuống các thành phố hơn. Mà áp thấp di chuyển chậm thì cũng có nhiều thời gian hơn nên gây mưa kéo dài hơn.

“Khi bạn có một bề mặt gồ ghề, trong trường hợp này là các thành phố lớn, thì các khối không khí tiếp cận thành phố sẽ có xu hướng đi chậm lại. Do lực cản tăng nên độ hội tụ ở tầng thấp cũng tăng, là một “nguyên liệu” tạo ra mưa to” - giáo sư Villarini giải thích.

Các nhà nghiên cứu kết luận, có thể tin rằng áp thấp và bão bây giờ sẽ dễ gây mưa nhiều hơn và do đó, gây ngập lụt nặng nề hơn ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao phi hành gia Trung Quốc không được phép đặt chân lên Trạm Vũ trụ ISS?

Vì sao phi hành gia Trung Quốc không được phép đặt chân lên Trạm Vũ trụ ISS?

Trung Quốc là một trong ít quốc gia có ngành khoa học vũ trụ phát triển và có khả năng đưa người lên không gian. Tuy nhiên, các phi hành gia người Trung Quốc lại không được phép đặt chân lên ISS.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tại sao loài mèo manul lại khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt?

Tại sao loài mèo manul lại khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt?

Mèo manul hay mèo pallas có tên khoa học là Otocolobus manul, và được mệnh danh là một trong những loài mèo hung dữ nhất thế giới, chúng sống ở độ cao hơn 5.000m so với mực nước biển.

Đăng ngày: 28/09/2023
Vì sao thuốc lá điện tử có hại hơn thuốc lá?

Vì sao thuốc lá điện tử có hại hơn thuốc lá?

Việc sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày càng đáng lo ngại tại Australia khi không chỉ người lớn mà số lượng trẻ em sử dụng thuốc lá điện tử cũng đang gia tăng.

Đăng ngày: 28/09/2023
Tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

Tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?

Khi chúng ta nghĩ đến những chú gà trống, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu chúng ta có thể là cảnh chúng ngẩng cao đầu trong ánh bình minh và gáy.

Đăng ngày: 27/09/2023
Tại sao khi kim loại nóng chảy, nồi nấu kim loại vẫn giữ được sự ổn định như ban đầu?

Tại sao khi kim loại nóng chảy, nồi nấu kim loại vẫn giữ được sự ổn định như ban đầu?

Nồi nấu kim loại là một thiết bị thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm và công nghiệp cho các ứng dụng nhiệt độ cao như sưởi ấm, đốt cháy, nấu chảy và lò luyện cốc.

Đăng ngày: 26/09/2023
Tại sao chúng ta bị thốn khi nhìn thấy người khác đau?

Tại sao chúng ta bị thốn khi nhìn thấy người khác đau?

Nếu anh em từng cảm thấy thốn thốn khi nhìn thấy người khác bị đau, thậm chí là khi thấy họ bị đau qua video clip chứ không thấy trực tiếp, thì đó là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể.

Đăng ngày: 26/09/2023
Bí ẩn vũ trụ: Tại sao không gian tối tăm và lạnh lẽo nhưng Mặt trời lại sưởi ấm Trái đất?

Bí ẩn vũ trụ: Tại sao không gian tối tăm và lạnh lẽo nhưng Mặt trời lại sưởi ấm Trái đất?

Trong vũ trụ rộng lớn này, một bí ẩn hấp dẫn luôn khiến các nhà khoa học bối rối: Tại sao Mặt trời lại có thể chiếu sáng Trái đất một cách rực rỡ như vậy trong khoảng không tối tăm vô tận?

Đăng ngày: 25/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News