Vì sao bạn không thể cù chính mình?

Cơ thể chúng ta có một cơ chế thú vị đó là “buồn”, đây không phải trạng thái cảm xúc vui buồn mà là phản xạ vô điều kiện của cơ thể khi bị cù vào một số chỗ hiểm hóc.

Tuy nhiên có một điều thú vị đó là chỉ có người khác mới có thể cù và khiến bạn buồn, còn bản thân bạn lại không thể cù chính mình. Mặc dù chỉ là một vấn đề đơn giản như vậy nhưng cũng được các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu tìm ra lời giải đáp.

Vì sao bạn không thể cù chính mình?

Nếu xét trên khía cạnh nào đó thì phản xạ này giống với việc bạn giơ nắm đấm và giả vờ tự đấm mình. Cơ thể của bạn sẽ không có phản xạ tự vệ hay tránh đòn vì bộ não của bạn kiểm soát được hành động của bàn tay và biết rằng sẽ không có nguy hiểm. Tuy nhiên nếu là một người khác làm như vậy đối với bạn, cơ thể sẽ ngay lập tức có phản xạ né, đỡ hay nhắm mắt lại.

Giáo sư tâm lý học George Van Doorn tại trường đại học Monash ở Úc cho biết: “Câu hỏi tại sao chúng ta không thể cù chính mính dẫn đến những câu hỏi thú vị khác về ý thức và sự tự nhận thức. Các nhà nghiên cứu không chỉ tìm ra lời giải cho câu hỏi này, mà còn muốn vượt qua giới hạn của bộ não và nhận thức của chúng ta.

Vì sao bạn không thể cù chính mình?

Sarah Jayne Blakemore tại trường đại học London là một trong những người đầu tiên nghiên cứu cách mà não đưa ra những quyết định nhanh chóng nhưng khác biệt giữa hành động của bản thân và tác động từ người khác. Cô đã tiến hành quét não của các đồng nghiệp trong hai trường hợp bị cù bởi người khác và tự cù chính mình.

Kết quả hoạt động của não cho thấy, mỗi khi chúng ta cử động chân hoặc tay, vùng tiểu não ghi lại các tín hiệu và sau đó gửi một tín hiệu kìm hãm hoạt động của vùng somatosensory trên vỏ não, nơi cảm xúc xúc giác được xử lý. Kết quả là khi chúng ta tự cù chính mình, cảm giác buồn và quằn quại sẽ không mãnh liệt như khi bị người khác cù.

Từ những nghiên cứu của Blakemore, nhiều nhà khoa học cho rằng có thể đánh lừa bộ não để tìm ra cách tự cù chính mình. Một vài thử nghiệm đã được tiến hành, trong đó có việc sử dụng một chiếc gậy dài với một đầu bằng lông để có thể từ cù vào lòng bàn chân, hay ép buộc người đó tự cù không theo ý muốn. Nhưng tất cả đều không đem lại một kết quả khả quan.

Vì sao bạn không thể cù chính mình?

Van Doorn đã cố gắng trong việc đánh lừa bộ não. Bằng cách cho những người tham gia thử nghiệm đeo một chiếc kính, cho phép họ nhìn thấy hình ảnh từ mắt người đối diện trước mặt. Chính điều này sẽ giúp đánh lừa bộ não rằng họ đang cù một người khác chứ không phải tự cù chính mình. Tuy nhiên kết quả cho thấy bộ não của chúng ta không bị đánh lừa.

Thậm chí bạn còn không thể tự cù chính mình trong giấc mơ của bạn. Mới đây, nhà khoa học Windt đã tiến hành một thử nghiệm gần giống như bộ phim Inception. Cô lựa chọn một số người đã từng điều khiển được giấc mơ “lucid dream”, một loại giấc mơ mà bạn biết mình đang mơ và có thể điều khiển hành động của mình trong giấc mơ đó. Tuy nhiên kết quả là họ cũng không thể điều khiển bản thân để tự cù chính mình.

Điều thú vị là những người bị bệnh tâm thần phân liệt lại có thể tự cù chính mình. Các nhà khoa học lý giải có thể do khả năng kiểm soát hành động của chân tay ở những người bệnh này đã mất đi. Vì thế Van Doom cho biết việc cố gắng để có thể tự cù chính mình có thể dẫn đến vấn đề về tâm thần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News