Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?

Chuyên gia khí tượng cho biết bão số 6 khó dự đoán vì chịu tương tác của 3 hình thái trên dải hội tụ nhiệt đới liên hành tinh. Hiện có nhiều kịch bản khác nhau cho cơn bão này.

Sau hơn 2 ngày mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, bão số 6 (Nakri) được dự báo chuyển hướng, tiến gần đất liền với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 14 và có thể đạt cường độ mạnh nhất lên cấp 12, giật cấp 15. 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão số 6 có thể đi vào đất liền các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận vào ngày 10/11 với cường độ gió suy yếu hơn so với trước đó. 

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết dự báo này có thể thay đổi bởi bão số 6 đang chịu tác động của nhiều hình thái khác nhau khiến xu hướng di chuyển khó lường. 

Tương tác của 4 cơn bão

Theo ông Hưởng, dải hội tụ nhiệt đới liên hành tinh nằm trên vùng xoáy thuận nhiệt đang có sự hoạt động của 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, bao gồm: Siêu bão Halong ở phía tây bắc Thái Bình Dương, bão số 6 - Nakri ở Biển Đông, vùng áp thấp nhiệt đới ở vịnh Bengalbão Hanna ở Ấn Độ Dương. 

"Đây là trường hợp đặc biệt khi cùng một lúc xuất hiện 4 vùng xoáy thuận nhiệt đới trên cùng một dải liên đại dương từ Ấn Độ Dương đến phía tây bắc Thái Bình Dương", ông Hưởng nhận định. 

Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?
Sự tương tác của siêu bão Halong cùng những hình thái thuận nhiệt đới trên Biển Đông khiến đường đi của bão số 6 khó lường. (Ảnh: NCHMF). 

Theo đó, siêu bão Halong được nhận định sẽ chi phối hoạt động của nhiều hình thái khác do cường độ mạnh chưa từng thấy, được dự báo mạnh hơn siêu bão Haiyan năm 2013. 

Tương tác của siêu bão này sẽ khiến bão số 6 có hướng di chuyển khó lường. Nếu Halong đi lên phía bắc thì khí áp cao thuận nhiệt đới đẩy xuống, khiến bão số 6 di chuyển về phía tây. Khi kết hợp với không khí lạnh dịch chuyển và tác động thì bão số 6 hướng về đất liền với cường độ ngày càng mạnh lên. 

Trong khi đó, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết bão số 6 liên tục tăng cấp là do đang di chuyển trên một vùng biển ấm. Các điều kiện động lực ngay tại khu vực bão hoạt động cũng thuận lợi để bão tích tụ năng lượng và mạnh lên.

Ngoài ra, không khí lạnh sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới các tỉnh vùng núi phía Bắc trong ngày mai (7/11). Sự kết hợp của áp cao lạnh lục địa dồn xuống phía nam và không khí lạnh phía bắc tạo ra gió đông bắc rất mạnh ở rìa phía bắc của cơn bão, khiến bão số 6 tăng cấp nhanh.

Tuy nhiên, do còn nhiều vùng trung tâm khác tác động nên kịch bản di chuyển và cường độ bão số 6 sẽ liên tục thay đổi, khó lường. 

Có thể suy yếu trước khi vào đất liền

Theo Trưởng phòng dự báo Khí hậu, các mô hình trên thế giới của Mỹ, Nhật, Hong Kong, Trung Quốc và Đài Loan hiện chưa có dự báo ổn định về hướng di chuyển và kịch bản đổ bộ của bão Nakri khi tiến vào đất liền. Đa số là dự báo tạm thời.

Cụ thể, Trung tâm Dự báo Thời tiết nguy hiểm châu Âu (Severe Weather Europe, trung tâm dự báo nổi tiếng trên thế giới) đưa ra nhận định rằng khi tiến gần về đất liền, bão số 6 có khả năng chệch hướng di chuyển xuống phía nam và suy yếu trước khi đổ bộ.

Trong khi đó, theo dự báo của Đài khí tượng Hong Kong, bão số 6 đạt cường độ 120 km/h (cấp 12) vào ngày 9/11. Ngay sau đó, bão giảm xuống cấp 11 khi tiến vào vùng biển các tỉnh Quảng Ngãi - Ninh Thuận trong ngày 10/11.

Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định bão có thể tiến vào đất liền các tỉnh
Quảng Ngãi - Khánh Hòa trong ngày 10/11. (Đồ họa: Nhân Lê). 

Khi đi vào đất liền khu vực này, bão lập tức suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó thành một vùng áp thấp di chuyển lên Tây Nguyên. Dự báo này tương đối trùng khớp so với các nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

"Nếu bão số 6 đi theo kịch bản này, vùng ảnh hưởng của nó sẽ trải dài một phổ từ Đà Nẵng vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu", ông Hưởng cho biết.

Vị chuyên gia cũng cho biết trong ngày 8/11, khi bão có xu hướng quay ngược lại và di chuyển về phía đất liền, các dự báo về cường độ, hướng đi của bão sẽ rõ ràng hơn. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu bão “quái vật“ Hạ Long đập tan kỷ lục bão mạnh nhất trên thế giới

Siêu bão “quái vật“ Hạ Long đập tan kỷ lục bão mạnh nhất trên thế giới

Siêu bão Hạ Long đang gia tăng sức mạnh nhanh chóng ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, với hình ảnh vệ tinh ghi nhận sức gió 305 km/giờ.

Đăng ngày: 07/11/2019
Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở biển Đông

Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở biển Đông

Không khí lạnh kết hợp bão tạo ra gió Đông Bắc rất mạnh ở rìa phía Bắc bão Nakri, khiến bão tăng cấp nhanh khi đổi hướng, có thể lên cấp 12.

Đăng ngày: 07/11/2019
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, cơn bão Nakri

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, cơn bão Nakri

Hồi 04 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc.

Đăng ngày: 06/11/2019
Lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh lên thành bão

Hồi 13 giờ ngày 05/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 270km về phía Bắc.

Đăng ngày: 05/11/2019
Sét đánh tạo thành hố rộng 4,6m giữa bãi đỗ xe

Sét đánh tạo thành hố rộng 4,6m giữa bãi đỗ xe

Tia sét mạnh trong cơn giông hôm 30/10 giáng xuống bãi đỗ xe tại Fort Worth, Texas, làm thủng nền bê tông và khiến các mảnh vỡ bắn ra xa.

Đăng ngày: 05/11/2019
Sông băng tan chảy nhanh nhất thế giới qua ảnh vệ tinh cách nhau 30 năm

Sông băng tan chảy nhanh nhất thế giới qua ảnh vệ tinh cách nhau 30 năm

Hai hình ảnh vệ tinh của một sông băng ở Patagonia (Chile) cách nhau 30 năm đã cho thấy nó mất đi một nửa chiều dài.

Đăng ngày: 02/11/2019
Phú Yên, Bình Định ngổn ngang sau bão Matmo

Phú Yên, Bình Định ngổn ngang sau bão Matmo

Nhiều nhà dân, hàng quán bị tốc mái, cây xanh bị đổ... tại Phú Yên và Bình Định sau khi tâm bão Matmo quét qua.

Đăng ngày: 31/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News