Vì sao cá chết lại nổi?

Các loài vật khác khi chết dưới nước thường chìm, riêng cá lại nhanh chóng nổi lên mặt nước. Một cơ chế hoá học đặc biệt đã khiến chúng như vậy.  

Lý giải nguyên nhân cá chết nổi trên mặt nước

Cá nặng hơn không đáng kể so với môi trường nước xung quanh. Chúng gần như có lực nổi trung tính, nghĩa là sức nặng khiến nó chìm xuống cân bằng với lực bên trong cơ thể khiến con vật nổi lên. Điều đó cũng có nghĩa là cá không phải nỗ lực quá nhiều để có thể giúp mình nhô lên khỏi mặt nước hay lặn xuống đáy.

Càng xuống sâu dưới nước áp suất càng tăng. Hầu hết các loài cá chống lại sự thay đổi này bằng cách sử dụng một túi nhỏ trong cơ thể gọi là bong bóng hơi hoặc bong bóng khí. Nước đi vào miệng cá và đi ra qua mang. Tại mang, ôxi được trao đổi và được hemoglobin chuyển tới mạch máu. Hemoglobin cũng giải phóng một phần oxy đó vào bong bóng.

Lượng oxy trong bong bóng sẽ quyết định độ nổi của cá. Nếu chú cá bắt đầu chìm, oxy sẽ được hấp thụ vào bong bóng. Nếu chú ta nổi lên quá cao, khí sẽ được khuyếch tán bớt vào máu và thoát ra qua mang.

Bình thường, bong bóng màu xanh giúp con vật giữ cân bằng trong nước. Khi cá chết, toàn bộ khoang bụng, ruột và bong bóng của nó đều đầy khí khiến con vật nổi lên.

Mark Boriek, một nhà sinh học tại Bộ nghề Cá và Tự nhiên bang New Jersey, Mỹ giải thích quá trình này "không phải là nỗ lực chủ động của con cá, mà là một phản ứng hoá học trước sự biến đổi của áp suất quanh con vật".

Khi một con cá chết, oxy vẫn còn ở trong bong bóng của nó. Ngoài ra, quá trình phân huỷ xác sinh ra thêm các loại khí khác mới. "Con cá giống như một cái hộp kín, khi nó phân huỷ, khí sẽ lấp đầy cơ thể", Boriek nói. Chẳng mấy chốc, cái bụng trở thành một quả khinh khí cầu và con cá nổi lên mặt nước. Cá nặng hầu hết là do xương và cơ ở hai bên sống lưng, vì thế khi quả khí cầu ngoi lên, con cá có xu hướng đổ nghiêng sang một bên.

Không phải lúc nào cá chết cũng nổi lên mặt nước ngay. Chúng có thể nằm ở dưới đáy cho đến khi khí tích đầy cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News