Vì sao cá mập gia tăng hành vi bất thường ở vùng biển Australia?
Hiện tượng La Nina được cho là nguyên nhân khiến cá mập trắng tìm đến những bãi biển có người để săn mồi, dẫn tới các vụ tấn công gia tăng.
Chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã của Hiệp hội Bảo tồn Taronga Australia, tiến sĩ Phoebe Meagher, cho biết số người tử vong vì cá mập tấn công được ghi nhận trong năm 2020 cao hơn mức trung bình 1,02 trường hợp/năm của 50 năm qua.
Năm 2020 ghi nhận 17 vụ cá mập tấn công cho đến hiện tại, con số này bằng với năm 2019 và ít hơn một vụ so với năm 2018.
Nhà sinh vật biển nghiên cứu về khoa học thần kinh cá mập, tiến sĩ Blake Chapman, nói rằng việc hiểu được hành vi cá mập khi tấn công rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân. Cô cho biết những vết cắn lặp lại cho thấy cá mập đang coi con người như con mồi.
Cá mập trắng lớn gây ra nhiều vụ tấn công người tại Australia năm nay. (Ảnh: Wired).
"Cá mập trắng lớn sẽ thường cắn một lần rồi bỏ đi nếu chỉ vì tò mò và đang không ở trong khu vực săn mồi của chúng. Tuy nhiên, ở các cụ tấn công trong năm nay, cá mập thường bơi xung quanh và cắn nạn nhân nhiều lần. Đó là hành vi bất thường. Nạn nhân sẽ mất máu nhiều hơn và khả năng tử vong cũng cao hơn”, tiến sĩ Blake Chapman chia sẻ.
Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng đôi khi một số trường hợp tử vong chỉ do vết cắn ở phần chân, bẹn hoặc gần bụng. Những vết thương này thường gây mất máu nhiều hơn vết cắn từ động mạch hoặc các cơ quan khác.
Nhiều cơ quan pháp lý khác nhau của Austrakua đang vào cuộc điều tra các vụ cá mập tấn công nhưng rất khó để biết chính xác nguyên nhân chính xác.
Bãi biển Gold Coast, Australia, nơi xảy ra một vụ tử vong do cá mập tấn công gần đây. (Ảnh: ABC).
Các chuyên gia đặt ra giả thiết rằng hiện tượng La Nina kết hợp với việc nhiệt độ nước biển lạnh hơn ở Thái Bình Dương đã ảnh hưởng đến thói quen săn mồi của cá mập.
Sự di cư của đàn cá hồi và việc lượng mưa gia tăng làm giảm độ mặn của nước biển có thể đã thu hút lũ cá mập bơi đến vùng biển có người.
“Cá mập chỉ đang tìm đến nơi mà con mồi của chúng có mặt", theo Giám đốc nhóm nghiên cứu động vật biển Đại học Macquarie kiêm nhà nghiên cứu về hành vi cá mập, giáo sư Robert Harcourt.

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?
Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?
Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".
