Vì sao chim cú có thể nhìn xuyên đêm tối?

Thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên, nghiên cứu này cho biết DNA trong tế bào võng mạc của cú có thể đã kết hợp với nhau một cách đặc biệt và có chức năng như một loại thấu kính hoặc chất tăng cường thị lực hỗ trợ khả năng nhìn trong đêm tối.

Đặc điểm bất thường này chưa từng xuất hiện ở các loài chim, chứng tỏ loài cú đã “đi một mình” trên con đường tiến hóa này. Hầu hết các loài chim sống về ban ngày, giống như con người, hoạt động nhiều nhất vào ban ngày và ngủ vào ban đêm.

Trong nhánh tổ tiên của loài cú, các nhà khoa học đã tìm thấy những dấu vết của lựa chọn chủ động trong quá trình tiến hóa gene liên quan đến thu nhận hình ảnh, đặc biệt là truyền quang và khu biệt nhiễm sắc thể.


Loài cú thực sự tiến hóa từ tổ tiên của chúng là loài sống về ban ngày.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu bộ gene của 20 loài chim, trong đó có 11 loài cú để xác định lựa chọn chủ động trong tiến hóa, hay những đột biến tích cực truyền từ đời này sang đời khác, xảy ra ở vùng nào của bộ gene. Đúng như dự đoán, những đột biến này xảy ra ở bộ phận thu nhận cảm quan, đó chính là lý do vì sao cú có khả năng nghe và nhìn tốt đến như vậy.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra những dấu hiệu tiến hóa rất nhanh ở 32 gene. Những gene này liên quan đến đóng gói DNA và cô đặc nhiễm sắc thể, dường như cấu trúc của các phân tử bên trong mắt cú đã thực sự tự thích ứng để có thể bắt được nhiều ánh sáng hơn.

Ở các loài linh trưởng sống về đêm cũng có sự biến đổi tương tự trong sắp xếp phân tử DNA ở các tế bào võng mạc. Mô hình máy tính mô phỏng cấu trúc phân tử này cho thấy chúng có thể chuyển đổi ánh sáng.

Đây không phải là đột biến tiến hóa duy nhất để cú có thể nhìn xuyên bóng đêm. Ví dụ như chúng còn có võng mạc chứa tế bào hình que để có thể nhìn trong đêm tối rõ hơn. Chắc chắn những đặc điểm này có ích cho việc săn mồi khi trời tối.

Mặc dù kết quả nghiên cứu này mới chỉ là giả thuyết nhưng vẫn là một ý tưởng đáng chú ý. Sự so sánh các bộ gene cũng củng cố thêm cho nhận định loài cú thực sự tiến hóa từ tổ tiên của chúng là loài sống về ban ngày.

Mặc dù cú vẫn giữ bộ móng sắc nhọn mà chúng có giống như các loài chim săn mồi ban ngày, như đại bàng và chim ưng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các gene khác với tổ tiên của loài cú và một gene có khả năng tăng cường thính giác và thị lực ban đêm cực tốt và bộ lông mềm mại để giữ cho chúng không gây tiếng động trong khi bay. Nếu phát hiện của nghiên cứu này được xác nhận thì đúng là cả các phân tử DNA cũng tăng cường khả năng nhìn tuyệt vời của loài cú.

Các nhà nghiên cứu cũng thận trọng lưu ý rằng nghiên cứu này bước đầu xác định các gene quy định chức năng của các thụ thể ánh sáng trong mắt cú và các quan sát trực tiếp và phân tích sâu hơn dựa trên kết quả nghiên cứu này sẽ cho biết cụ thể hơn vì sao cú lại có những đặc điểm tiến hóa này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao con người không có đuôi?

Tại sao con người không có đuôi?

Nhiều loài động vật bậc cao có đuôi. Ngựa sử dụng đuôi để đuổi ruồi trong khi chim có đuôi để điều hướng khi bay. Vậy còn chúng ta thì sao? Tại sao con người lại không có đuôi?

Đăng ngày: 11/03/2025
Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Vì sao quả dâu tây có hạt bên ngoài?

Thoạt đầu bạn có thể nghĩ rằng dâu tây là loại quả có hạt nhưng thực tế không phải vậy.

Đăng ngày: 10/03/2025
Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Vì sao ngựa thường ngủ đứng?

Tài phi của ngựa thì ai cũng biết vì ngựa có thân hình thon dài, bốn chân vững chắc. Nhưng ngựa có đặc tính không giống với các loài động vật khác, đó chính là thích ngủ đứng vào ban đêm

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News