Vì sao chó vẫy đuôi?

Thói quen vẫy đuôi là một trong những "bí ẩn" ở loài chó, tưởng dễ nhưng lại khó tìm được đáp án.

Câu hỏi vì sao chó vẫy đuôi vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm lời giải. Leonetti, hiện đang làm việc tại Đại học Turin (Ý), đã tổng hợp và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nhóm nhà khoa học về chủ đề này.

Leonetti cho rằng tác dụng quan trọng nhất của đuôi chó là giao tiếp. Điều này khác với đuôi cá có công năng chính là điều hướng; đuôi ngựa, trâu để xua đuổi côn trùng hay đuôi chim, mèo, khỉ để giữ thăng bằng.


Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện chỉ để giải thích thói quen vẫy đuôi ở chó - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Vậy chó muốn giao tiếp gì? Chuyên gia về nhận thức động vật Emily Bray tại Đại học Arizona (Mỹ) nói mọi người thường nghĩ đơn giản chó vẫy đuôi là tín hiệu đang vui vẻ hoặc hạnh phúc. Tuy nhiên thông điệp lại phức tạp hơn, bị ảnh hưởng bởi góc độ và vị trí của đuôi chó lúc vẫy.

Chẳng hạn khi đuôi vẫy nhiều hơn về bên phải, thường thì chó đang bày tỏ sự quan tâm đến một kích thích hoặc muốn tiếp cận thứ gì đó.

Khi vẫy nhiều hơn về bên trái, chó báo hiệu một sự không chắc chắn hoặc muốn rút lui. Khi vẫy thấp và gần chân, chó tỏ ý phục tùng.

Nghiên cứu chỉ ra mức độ vẫy đuôi nằm dưới sự kiểm soát có ý thức của chó. Ngoài ra, Leonetti cho biết những loài chó có họ hàng càng gần với chó nhà càng có tần suất vẫy đuôi thường xuyên hơn những loài có họ hàng gần với chó sói.

Leonetti và các đồng nghiệp đưa ra giả thuyết thói quen vẫy đuôi của chó đã dần được hình thành ngay từ những ngày đầu thuần hóa chó sói thành chó nhà. Bộ não của con người phản ứng tích cực với những vật thể có nhịp điệu, và hoạt động vẫy đuôi ở chó thường rất nhịp nhàng.

Do vậy, có thể chó đã hình thành thói quen vẫy đuôi, tuy nhiên chưa biết do vô thức hay có ý thức. 

Theo Leonetti, giải mã thói quen vẫy đuôi ở loài chó cho đến nay vẫn là một trong những vấn đề phức tạp nhất ở một loài vật vô cùng gần gũi với con người. Các nghiên cứu đang đi theo hướng tiếp cận đa ngành như kết hợp thần kinh học, khoa học nhận thức và sinh lý học. Bởi đây không chỉ là quá trình tiến hóa thông thường ở động vật mà còn có sự tác động của con người.

Leonetti nhận định nếu một khi hiểu biết thấu đáo về thói quen vẫy đuôi của chó, các nghiên cứu cũng sẽ làm sáng tỏ những bí mật về cách con người đã thuần hóa những loài động vật từ hàng ngàn năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News