Vì sao có hàng triệu người Mỹ bị đo huyết áp sai?

Nghiên cứu mới cho thấy hàng triệu người có huyết áp bình thường đã bị phân loại sai là có huyết áp quá cao.

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) và Trường cao đẳng Tim mạch Mỹ, khi đo huyết áp, bệnh nhân phải ngồi trên ghế với bàn chân đặt phẳng trên sàn, dựa lưng thẳng và cánh tay đeo vòng đo huyết áp ngang với tim. Làm như vậy sẽ giúp đảm bảo việc đưa ra chỉ số chính xác.

Tuy nhiên, nhiều nhân viên y tế đã đo huyết áp khi bệnh nhân ngồi trên bàn khám, để chân lơ lửng trong khi lưng và cánh tay không tựa vào đâu.

Vì sao có hàng triệu người Mỹ bị đo huyết áp sai?
Ngồi sai tư thế khi đo huyết áp sẽ cho kết quả sai - (Ảnh: VERYWELL HEALTH)

“Điều đó không có lợi cho việc đo huyết áp chính xác”, tiến sĩ Randy Wexler - bác sĩ chăm sóc chính tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio - nói.

Nghiên cứu trên của ông được trình bày tại hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) ở Philadelphia ngày 11-11.

Ông Wexler nói việc bị phân loại sai là huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể dẫn đến việc "điều trị không cần thiết”. Theo ông, mọi người có thể không cần dùng nhiều thuốc, vì thuốc luôn có tác dụng phụ. Do đó việc đo huyết áp tốt và chính xác trở nên quan trọng.

Nghiên cứu đã thống kê và tính toán có cả triệu người Mỹ đã bị đo sai huyết áp.

Ước tính gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ bị huyết áp cao. Một người được chẩn đoán tăng huyết áp khi số đo luôn đạt hoặc vượt quá 130 mmHg tâm thu hoặc 80 mmHg tâm trương.

Tiến sĩ Jordana Cohen - bác sĩ chuyên khoa thận tại Penn Medicine ở Philadelphia, người không liên quan đến nghiên cứu - cho biết những người được dùng thuốc hạ huyết áp khi họ không cần đến có nguy cơ bị đẩy huyết áp xuống quá thấp, một tình trạng được gọi là hạ huyết áp. Huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu và có thể dẫn đến té ngã.

Ông Cohen - cũng là phó giáo sư y khoa tại Đại học Pennsylvania - nhấn mạnh: “Các hệ thống y tế cần ưu tiên đo huyết áp đúng. Làm như vậy sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho sức khỏe bệnh nhân và là phương án thông minh về mặt kinh tế".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao ngựa nhà phải thay móng sắt định kỳ?

Tại sao ngựa nhà phải thay móng sắt định kỳ?

Móng ngựa sắt, một trang bị tưởng chừng như không dễ thấy nhưng lại vô cùng quan trọng, đóng một vai trò quan trọng trong việc đi lại và bảo vệ ngựa.

Đăng ngày: 11/11/2023
Vì sao các danh họa vẽ thêm ruồi vào những bức tranh hoàn hảo?

Vì sao các danh họa vẽ thêm ruồi vào những bức tranh hoàn hảo?

Những con ruồi xuất hiện trong tranh ám chỉ sự tàn lụi, cái chết nhưng đôi khi chỉ là trò đùa của các danh họa.

Đăng ngày: 11/11/2023
Tại sao phải bắt cóc một nghị sĩ khi Vua Charles III đến quốc hội Anh?

Tại sao phải bắt cóc một nghị sĩ khi Vua Charles III đến quốc hội Anh?

Truyền thống bắt cóc một nghị sĩ khi vua Anh đến quốc hội xuất phát từ thế kỷ thứ 17 và vừa được tái hiện ngày 7/11.

Đăng ngày: 11/11/2023
Tại sao hay thèm đồ ngọt khi bị bệnh?

Tại sao hay thèm đồ ngọt khi bị bệnh?

Cảm giác thèm ăn ngọt không chỉ là ham muốn ăn uống thông thường. Nói đúng hơn, đó là sự kết hợp phức tạp của tiến trình cảm xúc, hành vi, nhận thức và sinh lý trong cơ thể.

Đăng ngày: 10/11/2023
Tại sao người xưa thà chết trong chiến trận còn hơn chạy trốn?

Tại sao người xưa thà chết trong chiến trận còn hơn chạy trốn?

Người xưa thà chết trong chiến trận còn hơn chạy trốn hóa ra là do một lý do đơn giản nhưng rất tàn khốc.

Đăng ngày: 10/11/2023
Tại sao người xưa luôn dùng răng để thử vàng?

Tại sao người xưa luôn dùng răng để thử vàng?

Người xưa có hàm răng chắc hơn nên có thể phân biệt được vàng. Điều đó đúng hay sai? Trong thực tế, lý do đằng sau nó là rất thông minh.

Đăng ngày: 09/11/2023
Vì sao mộ thường được đắp thành hình tam giác? Đọc xong mới biết người xưa thông minh thế nào!

Vì sao mộ thường được đắp thành hình tam giác? Đọc xong mới biết người xưa thông minh thế nào!

Quan tài chôn dưới đất, tại sao trên mặt đất lại phải đắp thêm một gò đất hình tam giác? Nguyên nhân phía sau thể hiện sự thông minh của người xưa.

Đăng ngày: 08/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News