Vì sao con cái sinh ra từ hôn nhân giữa họ hàng thời xưa gần như đều không bị thiểu năng?

Với sự phổ biến của phim cổ trang, hậu thế có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của người xưa. Điều khó hiểu nhất là có một số cuộc hôn nhân giữa các gia đình vì lợi ích mà xuất hiện tình trạng "họ hàng lấy nhau".

Điều này không chỉ xảy ra trong dân gian mà còn phổ biến trong hoàng thất.

Tại sao thời xưa có hôn nhân cận huyết mà gần như không thấy con cái bị khuyết tật trí tuệ?

Dù thế nào đi nữa, tình trạng "họ hàng lấy nhau" rất phổ biến thời xưa nên sinh ra một hệ lụy khôn lường. Như chúng ta đã biết, hôn nhân cận huyết, đặc biệt là trong vòng 3 thế hệ, khả năng sinh ra con thiểu năng trí tuệ là rất cao. Nhưng tại sao thời xưa lại gần như không có trẻ em thiểu năng trí tuệ ra đời? Lý do thực ra rất đơn giản.


Nhiều gia tộc lớn sẽ dùng "kết hôn trong gia đình" để bảo toàn quyền lực. (Ảnh minh họa).

Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào vấn đề hôn nhân, ở Trung Quốc và thậm chí trên toàn thế giới đều có quan niệm chung rằng chỉ có họ hàng mới giúp đỡ và không giết hại lẫn nhau. Vì cách suy nghĩ này, để củng cố địa vị, một số gia tộc lớn sẽ dùng "kết hôn trong gia đình" để bảo toàn quyền lực và bành trướng số lượng các thành viên.

Chồng nhiều thê thiếp

Như chúng ta đã biết, thời phong kiến, hiện tượng nam tôn nữ ti rất trầm trọng, phụ nữ có địa vị thấp kém, chỉ có thể dựa vào nam giới. Vì vậy, đàn ông thời xưa hầu hết đều có tam thê tứ thiếp, hoàng đế sở hữu hậu cung ba nghìn giai lệ.

Mặc dù họ hàng có thể lấy nhau, nhưng vì người đàn ông có nhiều thê thiếp nên tỷ lệ người vợ cùng họ này mang thai và sinh ra đứa trẻ chậm phát triển cũng thấp hơn.

Quan hệ gia tộc rất lớn

Ai am hiểu lịch sử xa xưa đều biết, cùng một họ cũng có thể xem là cùng họ hàng, nếu con gái gả sang làng khác thì sẽ có thêm một nhánh dòng tộc. Điều này giúp cho mạng lưới quan hệ gia tộc càng thêm rộng lớn.

Do đó, xuất hiện tình huống, tuy bề ngoài là họ hàng nhưng thực chất họ không có quan hệ huyết thống, hoặc là họ hàng rất xa nên sẽ không sinh ra những đứa con có vấn đề.


Thời xưa, nhiều cặp vợ chồng cùng chung huyết thống lại không có con. (Ảnh minh họa).

Cuộc hôn nhân giữa họ hàng không có con cái

Một nguyên nhân nữa là các cặp vợ chồng cùng chung huyết thống lại không có con, nên tỷ lệ những đứa trẻ chậm phát triển cũng giảm đi. Bởi lẽ thời xưa có thai và sinh con mẹ tròn con vuông không phải là chuyện dễ dàng.

Không được ghi chép trong sử sách

Trên thực tế, di chứng của "hôn nhân cận huyết" thực sự rất khủng khiếp, không chỉ có thể hủy hoại một gia đình mà còn làm trì hoãn cuộc sống khỏe mạnh của chính thế hệ sau.

Lịch sử và khoa học cho thấy họ hàng không nên lấy nhau, vì hậu quả không thể đo lường được. Ở thời xưa, đứa trẻ sinh ra không khỏe mạnh thường trở thành tai họa lớn đối với một gia đình bình thường, phải mất cả đời sức lực và tài chính để chăm sóc đứa trẻ.

Hơn nữa việc sinh ra đứa trẻ thiểu năng trí tuệ đa phần là chuyện không tốt, thậm chí là mang theo điềm gở ở thời xưa. Nên cũng vì vậy mà những trường hợp này ít được ghi vào sử sách, hậu thế từ đó không có cái nhìn chính xác đối với tình trạng này.

Từ những lý do trên, chúng ta có thể biết rằng thời xưa tuy có nhiều trường hợp "họ hàng lấy nhau" nhưng hiếm khi thai nhi gặp vấn đề gì.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bánh xe Mecanum không được sử dụng trên ô tô thương mại suốt 50 năm qua?

Tại sao bánh xe Mecanum không được sử dụng trên ô tô thương mại suốt 50 năm qua?

Thiết kế lốp độc đáo này từng được ca ngợi là mang lại trải nghiệm lái mang tính cách mạng, nhưng đáng ngạc nhiên là việc ứng dụng nó trên xe thương mại lại bị trì hoãn.

Đăng ngày: 24/02/2025
Khám phá bí ẩn về muối cổ xưa: Vì sao ăn ít muối lại yếu cơ?

Khám phá bí ẩn về muối cổ xưa: Vì sao ăn ít muối lại yếu cơ?

Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, họ đã phát hiện ra một hiện tượng đáng ngạc nhiên có thể làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về muối.

Đăng ngày: 24/02/2025
Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?

Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?

Chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mọi người là khác nhau, và dấu vân tay thậm chí còn độc đáo hơn cả DNA.

Đăng ngày: 23/02/2025
Vì sao hổ và sư tử luôn né đụng mặt với khỉ đột?

Vì sao hổ và sư tử luôn né đụng mặt với khỉ đột?

Phải chăng khỉ đột có "sức mạnh đặc biệt" nào khiến hổ và sư tử phải cẩn trọng khi đối đầu?

Đăng ngày: 23/02/2025
Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng hình trụ tròn?

Tại sao xe chở chất lỏng đều có thùng hình trụ tròn?

Những chiếc xe bồn chở chất lỏng hoặc hỗn hợp lỏng như xăng, dầu, xi măng...đều có thùng chứa dạng hình trụ tròn.

Đăng ngày: 22/02/2025
Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?

Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?

Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện tráng lệ, chứa đựng lịch sử của Trung Quốc qua bao đời nay.

Đăng ngày: 22/02/2025
Tìm thấy nguồn gốc đất tối bí ẩn ở rừng rậm Amazon

Tìm thấy nguồn gốc đất tối bí ẩn ở rừng rậm Amazon

Trong một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ và Brazil, bí mật về loại đất tối đã được hé lộ.

Đăng ngày: 22/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News