Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?

Chuyên gia tại Đại học Wageningen tin rằng việc bổ sung côn trùng vào chế độ ăn có thể giúp thế giới hướng đến một tương lai bền vững hơn.

Liên Hợp Quốc dự đoán dân số toàn cầu sẽ tăng lên 9,7 tỷ người vào năm 2050 và có thể đạt đỉnh gần 11 tỷ người vào khoảng năm 2100, điều đó có nghĩa là sản xuất nông nghiệp phải chịu áp lực rất lớn để cung cấp đủ thức ăn cho tất cả mọi người. Tiêu thụ thịt đã tăng chóng mặt trong những năm qua và sắp tới có thể sẽ không còn đủ để đáp ứng. Đó là lúc côn trùng trở thành sự thay thế hoàn hảo.

Nhà nghiên cứu Marcel Dicke tại Đại học Wageningen ở Hà Lan đã dành hơn 20 năm để chứng minh cho thế giới thấy côn trùng là một nguồn thực phẩm đáng tin cậy. "Tôi đã ăn kiến ở Colombia, chuồn chuồn ở Trung Quốc và nhiều loại côn trùng khác như cào cào và mối... Một số loài có hàm lượng dinh dưỡng tương tự, nếu không muốn nói là cao hơn, so với thịt bò và thịt lợn", Dicke chia sẻ.

Vì sao côn trùng có thể là chìa khóa cho an ninh lương thực?
Một số côn trùng có hàm lượng dinh dưỡng không kém thịt bò và thịt lợn. (Ảnh: Interesting Engineering).

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Trends in Plant Science vào hôm 2/3, Dicke và các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu lợi ích của việc sử dụng chất thải thực phẩm làm thức ăn nuôi côn trùng, sau đó tận dụng chính chất thải trong sản xuất côn trùng để thúc đẩy nông nghiệp bền vững. Cách tiếp cận này có thể tăng cường sự phát triển, khả năng thụ phấn và phục hồi của cây trồng.

"Nghiên cứu xoay quanh việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề của thế giới và xem côn trùng có thể đóng góp như thế nào cho điều đó. Một trong những lợi ích rõ ràng nhất là côn trùng có thể trở thành nguồn protein bền vững để nuôi con người, một sự thay thế cho thịt bò hoặc lợn hiện nay. Các chất dư thừa không phù hợp cho con người có thể tận dụng để nuôi côn trùng. Ví dụ, các loại ngũ cốc còn sót lại trong quá trình sản xuất bia có thể được côn trùng tiêu thụ, cuối cùng trở thành thức ăn cho con người", Dicke nói.

Nuôi côn trùng cũng hiệu quả hơn, đặc biệt là khi so sánh với các vật nuôi truyền thống. Trong khi cần khoảng 25 kg cỏ để sản xuất một kg thịt bò, cùng một lượng cỏ đó có thể tạo ra lượng protein côn trùng ăn được cao gấp 10 lần. Điều này là do tỷ lệ chuyển đổi của côn trùng cao hơn và có tới 90% khối lượng cơ thể của côn trùng có thể ăn được, trái ngược với chỉ 40% ở bò.

Theo bài báo, côn trùng được cho ăn các loại chất thải từ trồng trọt hoặc sản xuất thực phẩm, sau đó trở thành thức ăn cho con người. Vòng tròn này khép lại với việc tận dụng chất thải từ việc sản xuất côn trùng để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.

Chất thải từ quá trình sản xuất côn trùng có hai dạng chính: exuviae (bộ xương ngoài còn sót lại của côn trùng sau khi lột xác), và frass (phân của côn trùng và thức ăn thừa). Khi được thêm vào đất, những chất này sẽ thúc đẩy cả sự phát triển và sức khỏe của cây trồng. Phân côn trùng rất giàu nitơ, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cây trồng nhưng lại khan hiếm ở hầu hết các loại đất; do đó, nó thường được bổ sung trong phân bón tổng hợp.

Nhóm nghiên cứu đã thêm da lột xác của côn trùng vào đất và nhận thấy nó thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi cho cây. Điều này không chỉ làm tăng khả năng phục hồi chống lại sâu bệnh mà còn thúc đẩy cây trồng thụ phấn. Sự thụ phấn bổ sung đi kèm với sản lượng hạt giống cao hơn.

"Ứng dụng mới này đặt côn trùng làm trung tâm trong hệ thống sản xuất thực phẩm của chúng ta. Hiện nay, côn trùng thường bị coi là sinh vật phá hoại mùa màng, nhưng chúng có thể là chìa khóa giúp đảm bảo an ninh lương thực. Khi sản xuất côn trùng làm thực phẩm, sẽ có những thứ dư thừa mà chúng ta có thể hưởng lợi từ đó", Dicke nói thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

Nhiều khi chúng ta luôn tự hỏi, tại sao chúng ta vẫn đang làm một điều gì đó bất chấp bạn hiểu rằng, kết quả thực tế không như mong đợi?

Đăng ngày: 03/03/2022
Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Tại sao cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, hướng về phía Mặt trời?

Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ vì tượng trưng cho màu của Mặt Trời, của sự sống, may mắn và hạnh phúc.

Đăng ngày: 03/03/2022
Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?

Bao nhiêu năm ăn mì gói, bạn có bao giờ thắc mắc vì sao sợi mì được làm uốn lượn như sóng không?

Là một thực phẩm quen thuộc, thậm chí nằm trong top tiêu thụ của người Việt, mì gói nói chung đã trở thành một “biểu tượng”.

Đăng ngày: 01/03/2022
Vì sao các danh tướng thời xưa

Vì sao các danh tướng thời xưa "bụng bia" chứ không phải sáu múi?

Nhiều người thắc mắc, tại sao võ tướng thường xuyên luyện tập cường độ cao trên sa trường, chiến đấu quanh năm mà bụng vẫn to, không rắn chắc hay sáu múi như phim ảnh miêu tả.

Đăng ngày: 01/03/2022
Tại sao hệ thống đường sắt ở Hoa Kỳ lại lạc hậu hơn nhiều quốc gia khác?

Tại sao hệ thống đường sắt ở Hoa Kỳ lại lạc hậu hơn nhiều quốc gia khác?

Những người mới đến Hoa Kỳ sẽ chọn di chuyển bằng máy bay, lái xe hoặc xe buýt và thực sự có rất ít người nghĩ đến việc tham gia một chuyến tham quan bằng xe lửa.

Đăng ngày: 26/02/2022
Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?

Tại sao sư tử và hổ không ăn thịt gấu trúc?

Ở thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính của điều này là do các khu vực sinh sống của 3 loài không còn trùng nhau.

Đăng ngày: 26/02/2022
Tại sao tia cực tím được sử dụng để diệt khuẩn?

Tại sao tia cực tím được sử dụng để diệt khuẩn?

Trong nhiều thập kỷ trước, tia UV có tác dụng diệt vi trùng đã được sử dụng để khử trùng đồ vật và các bề mặt khác nhau.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News