Vì sao đèn trời từ Myanmar có thể xuyên qua không phận nhiều nước?

Một ngày sau khi chính quyền xã tại tỉnh Phú Thọ phát hiện vật thể giống đèn trời rơi tại địa phương, nhiều thông tin trên mạng xã hội đã hé lộ nguồn gốc của vật thể này.

Sáng 4/1, chính quyền huyện Thanh Ba (Phú Thọ) công bố bức thư gắn kèm chiếc khí cầu. Nội dung bức thư củng cố thông tin đèn trời bay từ nước ngoài vào Việt Nam.

Chia sẻ với PV sau khi đọc nội dung bức thư, anh Zwe Oak Soe (cây viết của diễn đàn trực tuyến Mohinga Matters, Myanmar), cho biết bức thư nói rằng chiếc đèn trời được 12 người thả từ làng Kong Ka Lay, bang Kayin, Myanmar, nhân kỷ niệm Ngày Tết của người Karen (2/1/2022).

Vì sao đèn trời từ Myanmar có thể xuyên qua không phận nhiều nước?
Bức thư được tìm thấy bên trong chiếc đèn trời.

Tên riêng của 12 người được viết bên dưới phần giới thiệu. Cuối thư, nhóm người này nhắn nhủ chiếc đèn trời sẽ hạ ở nơi không xác định, các chủ nhân của chiếc đèn muốn biết nơi nó hạ xuống đâu và người nhận có thể liên hệ qua số điện thoại được đính kèm.

Anh Zwe Oak Soe cho biết thả đèn trời hay khinh khí cầu tự chế là hoạt động mang tính truyền thống tại Myanmar. Hoạt động này thường diễn ra khoảng tháng 10-11 ở khu vực nông thôn, nhưng bị hạn chế tại một số thành phố lớn.

Người đàn ông Myanmar này cho biết thông tin chiếc đèn trời hạ xuống một tỉnh ở Việt Nam cũng đang được lan truyền trên mạng xã hội tại Myanmar. Nhiều người bày tỏ ngạc nhiên với khoảng cách di chuyển của chiếc đèn trời này.

Theo Google Maps, khoảng cách đường chim bay từ bang Kayin, Myanmar, đến tỉnh Phú Thọ là hơn 900 km. Nếu chiếc đèn trời này bay thẳng, nó sẽ qua không phận của Thái Lan và Lào trước khi đến Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là vì sao chiếc đèn trời với kích thước lớn có thể bay qua không phận của nhiều nước và hạ cánh tại một tỉnh nằm sâu trong nội địa Việt Nam, trước sự bất ngờ của nhà chức trách địa phương.

Vì sao đèn trời từ Myanmar có thể xuyên qua không phận nhiều nước?
Thả đèn trời, khí cầu tự chế là hoạt động thường niên tại Myanmar; tuy nhiên, tình huống đèn trời bay sang tận Việt Nam là hy hữu.

Phân tích về "vật thể bay" tại Phú Thọ, một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát không lưu cho rằng sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng nếu chiếc đèn trời này đáp xuống khu vực một sân bay tại Việt Nam.

"Trong trường hợp đó, các nhân viên kiểm soát không lưu có thể phát hiện đèn trời thông qua quan sát bằng mắt thường. Hoạt động bay có thể bị gián đoạn để xử lý vật thể lạ", vị này cho biết.

Không chỉ uy hiếp không lưu, các vật thể như đèn trời còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn khi đáp xuống mặt đất.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã nghiêm cấm hành vi thả đèn trời từ năm 2009. Quy định này được thực hiện nghiêm ngặt đến mức hoạt động thả đèn trời truyền thống trong các lễ hội cũng không được cho phép.

Trao đổi với PV, một sĩ quan công tác tại quân chủng phòng không - không quân cho biết hệ thống radar sẽ khó phát hiện được những vật thể bay không làm bằng kim loại, độ phản xạ với radar kém và không có sự điều khiển như các loại máy bay khác.

Để phát hiện ra chiếc đèn trời, chủ yếu sử dụng mắt thường và các công cụ hỗ trợ như kính ngắm TZK.

Vị sĩ quan cho biết ban chỉ huy quân sự cấp quận, huyện, đều có lực lượng được trang bị kính ngắm TZK để canh trực vùng trời, phát hiện các vật thể bay xâm nhập và xử lý theo chỉ lệnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao một số người nổi hạch sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3?

Vì sao một số người nổi hạch sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3?

Dù được cảnh báo là những triệu chứng ít gặp nhưng gần đây phản ứng nổi hạch trở nên phổ biến hơn ở một số người sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi thứ 3.

Đăng ngày: 05/01/2022
Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất?

Đã sang thế kỷ 21, vì sao người ta vẫn dùng sức ngựa để đo công suất?

Đã từ bao giờ, chúng ta quen thuộc với phép tính công suất dựa trên sức kéo của loài ngựa nhưng lại chẳng hề băn khoăn về tính chính xác của chúng.

Đăng ngày: 03/01/2022
Vì sao Đế chế Khmer cổ buộc phải dời đô để rồi sụp đổ?

Vì sao Đế chế Khmer cổ buộc phải dời đô để rồi sụp đổ?

Đế chế Khmer cổ cho đến ngày nay vẫn được xem là một trong những đế quốc hùng mạnh trong lịch sử Đông Nam Á xưa kia.

Đăng ngày: 30/12/2021
Tại sao nhiều người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc với người bệnh?

Tại sao nhiều người không mắc Covid-19 dù tiếp xúc với người bệnh?

Để làm sáng tỏ điều này, các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) đã tiến hành phân tích dữ liệu của 731 nhân viên y tế trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên bùng phát ở nước này.

Đăng ngày: 29/12/2021
Tại sao bạn không nên đưa ra lời khuyên trừ khi được hỏi?

Tại sao bạn không nên đưa ra lời khuyên trừ khi được hỏi?

Khi nói tới lời khuyên tại nơi làm việc, thay vì gọi là lời khuyên, có khả năng chúng ta gọi đó là phản hồi và đôi khi là phê bình mang tính xây dựng.

Đăng ngày: 29/12/2021
Vì sao Nga có đến 3 vali hạt nhân, ngoài Putin hai người đàn ông quyền lực khác được sử dụng là ai?

Vì sao Nga có đến 3 vali hạt nhân, ngoài Putin hai người đàn ông quyền lực khác được sử dụng là ai?

Trong khi Tổng thống Mỹ chỉ có một vali hạt nhân cho phép triển khai vũ khí hạt nhân thì quân đội Nga có đến 3 vali hạt nhân. Sự khác biệt này gây tò mò cho nhiều người.

Đăng ngày: 29/12/2021
Vì sao Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng trong đại dịch Covid-19?

Vì sao Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng trong đại dịch Covid-19?

Thậm chí nếu biến thể Covid-19 có khả năng lây nhiễm cao như Omicron tối đa hóa các " công cụ" của nó thì quy luật hóa sinh cho thấy, virus không thể tiến hóa vô hạn.

Đăng ngày: 27/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News